NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(24)- Nghệ nhân các dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong thực hiện Dự án 6
(Ngày đăng: 15/12/2023   Lượt xem: 87)

Nghệ nhân các dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong thực hiện Dự án 6

Nghệ nhân ưu tú Triệu Văn Quấy thường tham gia vào các chương trình bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc ở địa phương

Để triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”, các nghệ nhân người dân tộc thiểu số trong cộng đồng có những vai trò vô cùng quan trọng, đóng góp vào việc triển khai thực hiện rất cụ thể, hữu hiệu.
 

Quá trình triển khai thực hiện các hạng mục của Dự án 6 đòi hỏi sự đồng bộ, chi tiết, trong đó, những lĩnh vực về phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp các dân tộc là vô cùng quan trọng đến các giá trị nội hàm của dự án.

Trong khi đó, nhiều vốn văn hóa truyền thống đã và đang bị mai một, nhiều người trẻ tuổi đã không còn biết đến. Do vậy, việc triển khai thực hiện dự án, rất cần đến vai trò của các nghệ nhân, là những người nắm giữ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, để hướng dẫn phục dựng, bảo tồn, truyền dạy và phát huy lan tỏa ra cộng đồng.
Nghệ nhân các dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong thực hiện Dự án 6- Ảnh 1.
Nghệ nhân ưu tú Ma Thanh Sợi ở Bảo Yên, Lào Cai nhiệt tình tham gìn giữ và phát huy các trị văn hóa truyền thống của người dân tộc Tày

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Yên Bái, chia sẻ: "Để thực hiện các nội dung trong khuôn khổ Dự án 6, vai trò của các nghệ nhân rất quan trọng. Tôi lấy thí dụ như việc tổ chức phục dựng một lễ hội truyền thống của dân tộc Nùng chẳng hạn, thì chính các nghệ nhân là những người nắm rõ nhất các trình tự lễ hội truyền thống, các nghi lễ, nghi thức, các bài cúng. Họ đứng ra tổ chức, hướng dẫn, truyền dạy cho thế hệ trẻ, từ đó mới nắm được, làm được theo đúng bài bản truyền thống, đúng mục đích bảo tồn và phát huy như mục tiêu đề ra”.

Có những giá trị văn hóa, tri thức bản địa như: Ngôn ngữ, chữ viết, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số, đòi hỏi phải có sự tổ chức truyền dạy rất kỹ lưỡng, cầu kỳ, thì còn phải đòi hỏi những nghệ nhân nhiệt tình, sẵn niềm đam mê truyền dạy cho lớp trẻ một cách dài hơi mới có thể thực hiện được.
Nghệ nhân các dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong thực hiện Dự án 6- Ảnh 2.

 

Nhờ Dự án 6 mà nhiều giá trị văn hóa truyền thống được phục dựng và bảo tồn

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, cán bộ Sở Văn hóa và Thể thao Lào Cai, cho hay: “Các nghệ nhân đóng góp rất lớn vào việc thực hiện bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, hàng năm rất nhiều nghệ nhân ở các tỉnh ở Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên…, đứng ra tổ chức các lớp phổ biến truyền dạy các giá trị văn hóa, chữ viết, tri thức bản địa cho thanh thiếu niên trong cộng đồng. Việc triển khai Dự án 6 thì các nghệ nhân cũng tham gia đóng góp rất lớn. Khi nhiều người trực tiếp đứng ra tổ chức truyền dạy, phục dựng các giá trị văn hóa phong tục tập quán truyền thống tại cộng đồng”.

Để phát huy vai trò của nghệ nhân các dân tộc thiểu số, thời gian qua Nhà nước cũng có những chính sách như: Rà soát, thống kê, định kỳ tôn vinh, khen thưởng đội ngũ nghệ nhân được phong tặng và nghệ nhân được cộng đồng dân cư trên địa bàn ghi nhận; quan tâm, tạo điều kiện cho các nghệ nhân bảo tồn, lưu giữ, phục dựng và phát huy những giá văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Có cơ chế đặc thù, chính sách ưu đãi, chính sách hỗ trợ, tổ chức giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm đối với nghệ nhân; lựa chọn, suy tôn nghệ nhân đại diện cho từng dân tộc, từng tộc người; tổ chức cho các nghệ nhân truyền dạy văn hóa truyền thống. Tăng cường tổ chức các ngày hội văn hóa các dân tộc để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp thấm sâu trong đời sống nhân dân. Nhờ đó, các nghệ nhân cũng rất hăng hái tham gia vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

“Hiện nay nhiều thanh thiếu niên lớn lên nhưng không còn biết đến văn hóa, phong tục truyền thống của dân tộc, nên chúng tôi cũng cố gắng đứng ra truyền dạy, hướng dẫn, giảng giải cho các cháu hiểu, và thực hành các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Việc các cơ quan chức năng mời tham gia vào các chương trình bảo tồn văn hóa, chúng tôi cũng luôn nhiệt tình tham gia, vì đây là việc tốt, rất có ý nghĩa với chính văn hóa truyền thống của dân tộc mình”.

                                              Theo:  phunuvietnam.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.491.516
Tổng truy cập: