NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(29)- Nghệ nhân giữ “lửa nghề" chạm vàng bạc
(Ngày đăng: 27/11/2023   Lượt xem: 69)

Ông Nguyễn Chí Thành ở quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) bắt đầu theo nghề đúc bạc từ khi mới chục tuổi, đến nay ông Thành vẫn say sưa bên căn nhà nhỏ để tạo ra những sản phẩm bằng vàng bạc đẹp thu hút mọi ánh nhìn của khách du lịch.

Theo nghề từ khi mới chỉ hơn chục tuổi

Ông Nguyễn Chí Thành (sinh năm 1950), sống tại căn nhà nằm tại số 83 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, là một trong những số ít nghệ nhân còn lại duy trì được nghề chạm vàng bạc truyền thống.

Được biết, ông Thành vốn sinh ra tại làng nghề kim hoàn Định Công là làng nghề nổi tiếng với nghề kim hoàn có tuổi đời lên đến hơn 1000 năm, được xếp vào bốn nghề tinh hoa nhất đất Thăng Long xưa “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá”.
Ông Nguyễn Chí Thành sinh sống tại số nhà 83 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Ông Nguyễn Chí Thành sinh sống tại số nhà 83 phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Nghề đúc bạc thủ công này yêu cầu người thợ phải tỉ mỉ và kiên nhẫn, đặc biệt là người phải có kiến thức và chuyên môn, bởi mỗi sản phẩm có cách làm khác nhau, các chi tiết cần phải được chạm khắc đẹp mắt và tinh xảo thì mới làm vừa lòng khách hàng được.

Gia đình ông Thành đã theo nghề truyền thống này từ đầu thế kỉ 20, đến nay ông Thành là đời thứ 4 nối tiếp nghề của gia đình.
Những vật dụng đơn giản và thô sơ trên chiếc bàn cũ kĩ đã gắn bó với ông Thành từ lâu.

Những vật dụng đơn giản và thô sơ trên chiếc bàn cũ kĩ đã gắn bó với ông Thành từ lâu.

Ông Thành chia sẻ: “Tôi theo nghề từ khi mới hơn chục tuổi, ngoài học chữ trên lớp tôi còn học thêm nghề đúc bạc để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình.

Mới học nghề tôi gặp rất nhiều khó khăn, lúc đó tay yếu, chưa được khéo léo nên các sản phẩm tôi làm vẫn chưa được đẹp lắm, tuy nhiên qua thời gian rèn luyện đến tới thời điểm hiện tại tay nghề tôi đã được nâng cao, để làm một sản phẩm đẹp không còn là khó với tôi nữa,” ông Thành vui vẻ tâm sự.

Để có được một sản phẩm hoàn thiện, đẹp mắt, người thợ cần phải trải qua một số công đoạn chính như: Nung bạc chảy, chia bạc , làm họa tiết, đập dẹp bạc làm thân và gắn các họa tiết với nhau, cái khó nhất chính là công đoạn chia bạc, người thợ là phải biết ước lượng nguyên liệu chế tác sao cho hợp lý, tính toán làm sao để nguyên liệu của sản phẩm làm ra phải chuẩn và đủ.
Khách ghé tới của tiệm ông Thành không chỉ có người trong nước mà còn cả các du khách nước ngoài đủ mọi lứa tuổi từ già đến trẻ
Khách ghé tới của tiệm ông Thành không chỉ có người trong nước mà còn cả các du khách nước ngoài đủ mọi lứa tuổi từ già đến trẻ

"Làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh sẽ tùy vào độ chi tiết của sản phẩm, sản phẩm nào nhiều chi tiết thì thời gian sẽ lâu, có cái 1 ngày đã xong những có cái phải đến vài tuần mới xong. Cho nên giá của sản phẩm cũng khác nhau, dao động từ 100.000 đồng đến vài triệu đồng", ông Thành chia sẻ thêm.

Mong muốn giữ nghề không bị mai một

Theo sử sách ghi lại, nghề đúc bạc bắt nguồn từ làng nghề Định Công nổi tiếng với nghề chạm khắc vàng, bạc. Vào thời vua Lý Nam Đế, có ba anh em họ Trần là Trần Hoà, Trần Điện và Trần Điển sinh sống tại làng.

Trong thời gian chạy loạn, ba anh em tình cờ học được nghề làm đồ vàng, bạc. Từ đó, ba ông truyền dạy nghề cho dân trong làng, làm nên tiếng tăm cho sản phẩm vàng, bạc Định Công. Khi mà thị trường ngày càng phát triển, số người còn theo nghề đúc bạc thủ công chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Picture4

Đôi tay khéo léo, tỉ mỉ của người thợ đang cẩn thận thực hiện từng công đoạn.

Đến nay, các tiệm vàng bạc chủ yếu buôn bán các sản phẩm được sản xuất từ nhà máy công nghiệp, nên cả con phố hàng bạc còn duy nhất tiệm của ông Thành còn giữ nét truyền thống đúc bạc thủ công. Bằng tình yêu nghề của cha ông, ông Nguyễn Chí Thành vẫn quyết tâm “giữ lửa” để nghề không bị thất truyền.

Khách ghé tới của tiệm ông Thành không chỉ có người trong nước mà còn cả các du khách nước ngoài đủ mọi lứa tuổi từ già đến trẻ. Họ yêu thích nét đẹp mộc mạc có đôi phần độc lạ bởi mỗi sản phẩm đều được làm khác nhau, mẫu mã rất đa dạng.
Một số sản phẩm được làm thủ công từ bàn tay khéo léo của ông Thành.

Một số sản phẩm được làm thủ công từ bàn tay khéo léo của ông Thành.

Dù đã 73 tuổi, cái tuổi đáng nhẽ ra là nghỉ ngơi và hưởng thụ thế nhưng ông Thành vẫn miệt mài hàng ngày trên chiếc bàn cũ kĩ, ông nghĩ rằng đây là một nghề truyền thống của gia đình và là một phần nét đẹp văn hóa của làng nghề Định Công nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung, cho nên dù có khó khăn thế nào vẫn cần giữ nguyên ngọn lửa yêu nghề.

Khi được chúng tôi hỏi ông theo nghề đến khi nào thì ông Thành tươi cười trả lời: “Khi nào tôi còn sức khỏe, còn đủ khả năng thì tôi vẫn làm bởi ngọn lửa yêu nghề trong tim tôi vẫn luôn bùng cháy”.

Đến nay ông Thành đang truyền nghề cho con trai và sẽ là đời thứ 5 nối tiếp cha ông theo nghề đúc bạc truyền thông này.

                                          Theo;  phapluatplus.vn
 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.475.217
Tổng truy cập: