NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(15,16)- Độc đáo những bức tranh làm từ lá bồ đề của chàng trai 9X Hải Phòng
(Ngày đăng: 13/11/2023   Lượt xem: 153)
Để tạo nên những bức tranh độc đáo làm từ lá bồ đề mỏng manh, Phạm Văn Long (SN 1996, ở Hải Phòng) đã trải qua nhiều thử nghiệm và đánh đổi bằng không ít thất bại.
Vốn đam mê Phật pháp và hội hoạ, năm 2019, Phạm Văn Long (SN 1996, quê Hải Phòng) quyết định từ bỏ công việc văn phòng để theo đuổi ước mơ sau khi xem một chương trình trên truyền hình giới thiệu dòng tranh lá bồ đề. Trong thời kỳ dịch COVID-19 hoành hành, Long dành thời gian tìm hiểu về dòng tranh này, tự đi lấy lá về nghiên cứu cách làm tranh.
Vốn đam mê Phật pháp và hội hoạ, năm 2019, Phạm Văn Long (SN 1996, quê Hải Phòng) quyết định từ bỏ công việc văn phòng để theo đuổi ước mơ sau khi xem một chương trình trên truyền hình giới thiệu dòng tranh lá bồ đề. Trong thời kỳ dịch COVID- 19  hoành hành, Long dành thời gian tìm hiểu về dòng tranh này, tự đi lấy lá về nghiên cứu cách làm tranh. 
Hàng ngày, Long "thổi hồn" vào những chiếc lá bồ đề mỏng manh, tỉ mỉ sắp xếp từng chiếc lá thành các bức tranh. "Trước khi đến với dòng tranh này, tôi cũng tìm hiểu về Phật pháp. Như một cái duyên, khi gặp lá bồ đề, tôi cảm thấy thích thú ngay, có động lực để tìm hiểu, nghiên cứu. Quá trình tìm hiểu, tôi cũng trải qua những thử nghiệm, cũng thất bại khá nhiều. Đến bây giờ quy trình mới hoàn thiện để tôi có thể cho ra những bức tranh được làm theo quy trình chuẩn nhất", Long chia sẻ.
Hàng ngày, Long "thổi hồn" vào những chiếc lá bồ đề mỏng manh, tỉ mỉ sắp xếp từng chiếc lá thành các bức tranh. "Trước khi đến với dòng tranh này, tôi cũng tìm hiểu về Phật pháp. Như một cái duyên, khi gặp lá bồ đề, tôi cảm thấy thích thú ngay, có động lực để tìm hiểu, nghiên cứu. Quá trình tìm hiểu, tôi cũng trải qua những thử nghiệm, cũng thất bại khá nhiều. Đến bây giờ quy trình mới hoàn thiện để tôi có thể cho ra những bức tranh được làm theo quy trình chuẩn nhất", Long chia sẻ.
Từ những chiếc lá xanh trên cây, Long tự đi lấy về xử lý, lọc ra những chiếc lá đẹp và kích cỡ phù hợp nhất. Sau đó, anh phân loại, ngâm với nước trong khoảng 3 tuần đến 1 tháng tuỳ vào nhiệt độ của nước.
Từ những chiếc lá xanh trên cây, Long tự đi lấy về xử lý, lọc ra những chiếc lá đẹp và kích cỡ phù hợp nhất. Sau đó, anh phân loại, ngâm với nước trong khoảng 3 tuần đến 1 tháng tuỳ vào nhiệt độ của nước. 
Khi loại bỏ tất cả diệp lục trên lá, Long sẽ có được chất liệu lá thô, màu xám. Quá trình xử lý, những chiếc lá sẽ khoác lên mình màu trắng, sau nhuộm thành màu vàng. Tuỳ mục đích từng bức tranh, Long sẽ chọn màu lá phù hợp. Bức tranh trong ảnh là hình cây bồ đề, Long chọn nhuộm lá màu vàng, còn các bức tranh hoa tròn là sự kết hợp màu vàng và màu trắng.
Khi loại bỏ tất cả diệp lục trên lá, Long sẽ có được chất liệu lá thô, màu xám. Quá trình xử lý, những chiếc lá sẽ khoác lên mình màu trắng, sau nhuộm thành màu vàng. Tuỳ mục đích từng bức tranh, Long sẽ chọn màu lá phù hợp. Bức tranh trong ảnh là hình cây bồ đề, Long chọn nhuộm lá màu vàng, còn các bức tranh hoa tròn là sự kết hợp màu vàng và màu trắng. 
Theo thời gian, mẫu mã các bức tranh làm từ lá bồ đề của chàng trai này cũng phong phú hơn. Trong đó, bức tranh cây bồ đề gắn liền với điển tích Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi dưới gốc cây, rất được mọi người yêu thích.
Theo thời gian, mẫu mã các bức tranh làm từ lá bồ đề của chàng trai này cũng phong phú hơn. Trong đó, bức tranh cây bồ đề gắn liền với điển tích Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi dưới gốc cây, rất được mọi người yêu thích.
Ngoài ra còn có những mẫu tranh khác như xếp thành hoa tròn hoặc cách điệu hình con công, viết chữ trên lá bồ đề... Những bức tranh này có thể được đặt ở nhiều không gian khác nhau như phòng khách, phòng thờ, nhà bếp… tuỳ mục đích mà mọi người có thể lựa chọn cho mình những bức tranh phù hợp.
Ngoài ra còn có những mẫu tranh khác như xếp thành hoa tròn hoặc cách điệu hình con công, viết chữ trên lá bồ đề... Những bức tranh này có thể được đặt ở nhiều không gian khác nhau như phòng khách, phòng thờ, nhà bếp… tuỳ mục đích mà mọi người có thể lựa chọn cho mình những bức tranh phù hợp.
Song song với việc làm tranh từ lá bồ đề, Long cũng tìm hiểu nghệ thuật thư pháp và nhận thấy có thể kết hợp hai bộ môn này với nhau.
Song song với việc làm tranh từ lá bồ đề, Long cũng tìm hiểu nghệ thuật thư pháp và nhận thấy có thể kết hợp hai bộ môn này với nhau. 
"Bản thân cũng có năng khiếu hội hoạ nên tôi tìm tòi, học hỏi và thử viết những chữ thư pháp trên chiếc là đầu tiên", anh Long chia sẻ.
"Bản thân cũng có năng khiếu hội hoạ nên tôi tìm tòi, học hỏi và thử viết những chữ thư pháp trên chiếc là đầu tiên", anh Long chia sẻ.
Hiện nay, rất nhiều người yêu thích nghệ thuật thư pháp trên lá bồ đề. Chữ thư pháp viết trên lá hay tranh làm từ lá bồ đề được Long bán ra với giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng. Long cho biết, bản thân làm tranh cũng không nặng về kinh tế và vật chất quá nhiều mà anh muốn tạo ra sản phẩm mới lạ cũng như không gian cho những người tu tập.
Hiện nay, rất nhiều người yêu thích nghệ thuật thư pháp trên lá bồ đề. Chữ thư pháp viết trên lá hay tranh làm từ lá bồ đề được Long bán ra với giá từ vài chục nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng. Long cho biết, bản thân làm tranh cũng không nặng về kinh tế và vật chất quá nhiều mà anh muốn tạo ra sản phẩm mới lạ cũng như không gian cho những người tu tập.
Thời gian hoàn thiện một bức tranh làm từ lá bồ đề phụ thuộc vào mẫu mã từng bức tranh. Trong đó, tranh cây bồ đề sẽ mất nhiều thời gian nhất với khoảng một tháng từ khâu chuẩn bị lá và thân cây, thời gian để ghép các nguyên liệu thành bức tranh hoàn chỉnh sẽ mất khoảng một ngày.
Thời gian hoàn thiện một bức tranh làm từ lá bồ đề phụ thuộc vào mẫu mã từng bức tranh. Trong đó, tranh cây bồ đề sẽ mất nhiều thời gian nhất với khoảng một tháng từ khâu chuẩn bị lá và thân cây, thời gian để ghép các nguyên liệu thành bức tranh hoàn chỉnh sẽ mất khoảng một ngày.
Lá bồ đề có nhiều loại, có những lá thuôn dài hình bầu dục, phù hợp để trong ốp điện thoại, treo trên ô tô, hoặc đặt trong các khung tranh nhỏ. Mẫu lá thuần Việt Nam có hình tròn hơn, đuôi lá ngắn hơn, phù hợp để làm những bức tranh xếp thành vòng tròn.
Lá bồ đề có nhiều loại, có những lá thuôn dài hình bầu dục, phù hợp để trong ốp điện thoại, treo trên ô tô, hoặc đặt trong các khung tranh nhỏ. Mẫu lá thuần Việt Nam có hình tròn hơn, đuôi lá ngắn hơn, phù hợp để làm những bức tranh xếp thành vòng tròn. 
Hiện nay, chị gái là người đồng hành cùng Long trong quá trình đưa tranh bồ đề tới gần hơn với mọi người. "Những khâu làm lá, rửa lá, lăn lá... tôi thuê người làm. Tôi sẽ trực tiếp đi lấy lá và ghép những chiếc lá thành các bức tranh hoàn chỉnh. Bởi, những bức tranh đòi hỏi sự tỉ mỉ và mắt thẩm mỹ. Đặc biệt bức tranh hình cây bồ đề, phải xếp lá làm sao nhìn tự nhiên, giống cây thật", anh Long chia sẻ thêm.
Hiện nay, chị gái là người đồng hành cùng Long trong quá trình đưa tranh bồ đề tới gần hơn với mọi người. "Những khâu làm lá, rửa lá, lăn lá... tôi thuê người làm. Tôi sẽ trực tiếp đi lấy lá và ghép những chiếc lá thành các bức tranh hoàn chỉnh. Bởi, những bức tranh đòi hỏi sự tỉ mỉ và mắt thẩm mỹ. Đặc biệt bức tranh hình cây bồ đề, phải xếp lá làm sao nhìn tự nhiên, giống cây thật", anh Long chia sẻ thêm.
Những người tìm tới dòng tranh lá bồ đề đều quan sự kết nối từ các hội nhóm tu tập, tìm hiểu về Phật pháp. Không chỉ khách hàng trong nước, anh Long từng chuyển những bức tranh làm từ lá bồ đề sang Đức, Nhật, Anh, Ba Lan... Bức tranh lớn nhất mà anh Long từng làm có kích thước dài 170cm tái hiện lại cây bồ đề có Phật ngồi dưới gốc cây, hiện đang được treo tại nhà một khách hàng ở đường Văn Cao (Hải Phòng).
Những người tìm tới dòng tranh lá bồ đề đều quan sự kết nối từ các hội nhóm tu tập, tìm hiểu về Phật pháp. Không chỉ khách hàng trong nước, anh Long từng chuyển những bức tranh làm từ lá bồ đề sang Đức, Nhật, Anh, Ba Lan... Bức tranh lớn nhất mà anh Long từng làm có kích thước dài 170cm tái hiện lại cây bồ đề có Phật ngồi dưới gốc cây, hiện đang được treo tại nhà một khách hàng ở đường Văn Cao (Hải Phòng). 
Là người nghiên cứu về Phật pháp, bà Nguyễn Thị Thục (60 tuổi, ở Hải Phòng) cho hay: "Khi được xem những tranh làm từ lá bồ đề, tôi rất thích. Lá bồ đề hình trái tim, mang ý nghĩa sự yêu thương, may mắn, bình an và hạnh phúc. Tôi mong rằng, tất cả các nghệ nhân làm dòng tranh này sẽ có nhiều tác phẩm để ngày càng có nhiều người trong và ngoài nước biết tới ", bà Thục nói.
Là người nghiên cứu về Phật pháp, bà Nguyễn Thị Thục (60 tuổi, ở Hải Phòng) cho hay: "Khi được xem những tranh làm từ lá bồ đề, tôi rất thích. Lá bồ đề hình trái tim, mang ý nghĩa sự yêu thương, may mắn, bình an và hạnh phúc. Tôi mong rằng, tất cả các nghệ nhân làm dòng tranh này sẽ có nhiều tác phẩm để ngày càng có nhiều người trong và ngoài nước biết tới ", bà Thục nói.
                               Theo: vtc.vn
Xem thêm:
>>TW Hiệp hội Làng nghề Việt Nam làm việc với Văn phòng đại diện HHLN tại Hải Phòng
 
 
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.475.339
Tổng truy cập: