NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Tranh thêu Phúc Hưng muốn đưa thương hiệu vươn xa
(Ngày đăng: 26/11/2012   Lượt xem: 2246)
(langnghevietnam.vn)-  Gắn bó hơn 30 năm miệt mài với chặng đường phát triển nghề thêu tay truyền thống, anh Lê Văn Hưng đã gặt hái một số thành công nhất định trong việc tìm ra những hướng đi mới, truyền dạy nghề và xây dựng thương hiệu riêng. Ban Truyền thông Quan hệ Quốc tế HHLN Việt Nam đã có cuộc trò chuyện riêng với anh, một trong những người thợ tài hoa “vẽ chỉ thành tranh”.


Cửa hàng trưng bày tranh

Để có được tên tuổi trong làng nghề thếu nổi tiếng và xây dựng được một thương hiệu riêng, ngoài vốn liếng lớn người nghệ nhân còn cần phải có tài năng, tình yêu, niềm đam mê với nghề thủ công truyền thống. Nhưng đối với anh Lê Văn Hưng thì có lẽ bầu tâm huyết nghề đã tạo cho anh một “bản lĩnh” kiên cường đủ sức vượt qua những ngày tháng khó khăn nhất. Vốn sinh ra và lớn lên trong làng nghề truyền thống về thêu ren tại Quất Động, tuổi thơ anh dường như gắn liền với từng đường “vẽ” chỉ của các bậc nghệ nhân tiền bối, nên tình yêu nghề đã “thẩm thấu” rồi đi sâu vào máu thịt người thợ trẻ. Anh chia sẻ “ cách đây khoảng mười năm về trước, tôi bắt tay vào mở xưởng thêu tranh riêng. Tuy số tiền vốn huy động, gom góp chẳng nhiều nhặn gì nhưng tôi vẫn quyết tâm thực hiện niềm mơ ước nhỏ của mình, trước tiên là giải quyết những khó khăn trong sinh hoạt gia đình và góp một phần nhỏ vào việc cải thiện việc làm cho lao động nông nhàn ở quê mình. Trên chặng được làm nghề, chúng tôi cũng gặp lắm gian nan, những lần vấp ngã rồi chán nản, và có rất nhiều người không đủ sức bám trụ được đành phải từ bỏ nghề. Lúc đó, kinh tế còn khó khăn, người dân chưa no đủ với những nhu càu thiết yếu của mình, nên nghệ thuật thưởng thức tranh thêu nói riêng còn “dẫm chân tại chỗ”. Có người còn bảo tôi không nhận thức được thời thế, cứ đâm đầu vào mớ kim chỉ ấy thì chết đói, thời buổi kinh tế nên công việc cũng cần thay theo “kinh tế”, nhưng tình yêu nghề đối với tôi như máu thịt rồi, tôi làm sao có thể “cắt” cái phần đã thuộc về “thân thể” duy nhất ấy? Tôi thiết nghĩ chỉ cần sự cố gắng theo đuổi và yêu nghề, tôi tin nghề sẽ chẳng phụ mình.
Nghĩ là làm, sản phẩm làm ra chưa tìm được thị trường, tôi chuyển sang bán nợ và ký gửi. Khi sản phẩm của tôi được người yêu tranh tiếp nhận và tài năng của mình cũng dần được làng nghề công nhận, tôi tin vào sự lựa chọn của mình và thêm vững bước hơn trên con đường xây dựng thương hiệu tranh thêu. Tôi mở cửa hàng bày bán tranh trên đường Nguyễn Trãi, Hà Đông và truyền dạy nghề miễn phí cho tất cả những người yêu thích nghề “vẽ chỉ thành tranh” này”.

Nghệ nhân thêu không chỉ thêu những bức tranh với hình ảnh cây đa bến nước sân đình, từng lũy tre làng của thôn cảnh làng quê Việt Nam, hay là phong cảnh thủ đô với những dãy phố rêu phong, cổ kính… mà điều quan trọng hơn hết là nghệ nhân đó phải có một tình yêu sâu sắc với quê hương của mình và đặc biệt tình yêu ấy biến hóa thành linh hồn trong mỗi tranh thêu. Cái hồn quê Việt Nam phải được khắc sâu vào trong tâm khảm của họ thì họ mới có được bức tranh thêu hoàn thiện về mặt thẩm mỹ và đồng thời thông qua đó nổi bật cái hồn dân tộc Việt Nam, có tình yêu của mình gửi gắm trong đó. Càng ngắm những tác phẩm đặc sắc về phong cảnh Việt Nam, người ta càng cảm thấy yêu hơn quê hương, đất nước, con người. Càng mến hơn những người họa sỹ, nghệ nhân thêu tay, những người đã gắn trọn đời mình với nghề. Thông qua nghệ thuật thêu truyền thống kết hợp với kỹ thuật hiện đại, với những chủ đề mang đậm bản sắc dân tộc đã giới thiệu được những phần ẩn khuất sâu kín trong tâm hồn, tính cách con người cũng như cảnh vật. Và tranh thêu của họ đã có thể diễn đạt những điều vừa cụ thể vừa trừu tượng ấy.

“Bắt mạch” được nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước thường yêu thích các dòng sản phẩm thủ công truyền thống, có kỹ thuật cao, chất lượng và đảm bảo vệ sinh. Cơ sở tranh thêu Phúc Hưng luôn hướng đến những yếu tố cơ bản của nghề thêu, cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố hiện đại và truyền thống, giữa thẩm mỹ và kỹ thuật, anh Hưng có thể làm tất cả những công việc từ thiết kế, làm khung, tạo chỉ, phối màu giúp cho mỗi bức tranh thêu Quất Động ngày càng khẳng định được thương hiệu của mình, và có sức vươn xa hơn .

Bên cạnh việc làm tranh bày bán tranh theo thị trường (hàng thô), anh Hưng tiếp tục nâng toàn bộ sản phẩm của mình lên một bậc mới, đó là hàng nghệ thuật (hàng tinh). “Hiện nay, người yêu nghệ thuật thêu tranh không còn hiếm như trước nữa, nên đòi hỏi về nghệ thuật thưởng thức lại càng khéo léo và sâu sắc hơn. Bởi những người thợ như chúng tôi có một bầu tâm huyết nghề rất lớn, tôi muốn truyền tải hết vào tranh của mình thứ tình yêu đậm bản sắc Việt thì ngược lại người mua tranh cũng muốn sưu tầm cho họ tình yêu về quê hương, đất nước, những nỗi nhớ về nơi họ đã sinh ra, hay đã từng đặt chân đến… vô hình chung, những bức tranh của tôi đã trở thành những kỷ vật mà họ luôn giữ bên mình. Nhưng để đạt được điều đó, là cả một quá trình mà tôi chỉ mới bước những bước đầu tiên trên con đường nghệ thuật thêu truyền thống này. Tôi cũng sẽ cố gắng cải tiến, nâng cao kỹ thuật tay nghề, phối hợp nhiều màu sắc, tạo ra những đường chỉ mượt mà không bị phai màu theo thời gian. Vì khí hậu khu vực mình sinh sống thuộc nhiệt đới gió mùa nên tôi cũng tìm tòi, sưu tầm ra một loại bìa chịu nhiệt tốt, dán lên lớp bìa dùng đóng khung tấm ni lông chống ẩm mốc. Cai biến một số mẫu cũ mà khách hàng ưa chuộng như tranh phong cảnh, tranh đồng quê… Và kết hợp thêm một số mẫu mới như tranh về hoa đào, trúc, mai, lộc vừng, tranh về cá, về tổ ấm gia đình, phục vụ khách hàng chuẩn bị chào đón ngày xuân năm mới”, anh Hưng tâm sự.

Trong việc truyền dạy nghề thêu, người thợ thêu tài hoa này cũng vấp phải vô số trở ngại, chia sẻ với chúng tôi, anh bùi ngùi nhớ lại “lần đó, tôi xuống Nam Định nhận lớp dạy thêu miễn phí, mặc dù chưa có đồng vốn nào trong tay, nhưng cái niềm khao khát mở rộng nghề thêu của tổ tiên mình cứ thôi thúc tôi, tôi quyết định dùng vốn từ ngân hàng đầu tư mua khung thêu, vải, chỉ… nhưng thật đáng tiếc số khung tôi đặt làm sai quy trình, nên gây ra nhiều lỗi nên không dùng được nữa. Những chuyến xuôi Bắc, ngược Nam dạy nghề miễn phí của tôi, giúp tôi thêm nhiều kinh nghiệm và có nhiều hơn những sáng tạo, những bài học ý nghĩa vô cùng thú vị cho bản thân mình. Thêm một người trân trọng, nâng niu và tìm đến tranh thêu Phúc Hưng lại khiến tôi có thêm niềm tin vào con đường mình đang bước đi. Tôi hy vọng thương hiệu tranh thêu Phúc Hưng sẽ chắp cánh bay xa hơn nữa, mang tiếng thơm về cho làng nghề.”

Một số hình ảnh sản phẩm:

                              

Ban Truyền Thông HHLN Việt Nam xin gửi tới bạn đọc câu chuyện về người thợ trẻ Lê Văn Hưng, qua câu chuyện này, chúc anh có thêm nhiều những sáng tạo độc đáo, thêm nhiều niềm vui, nghị lực vững bước trên con đường tìm ra hướng đi mới cho sự phát triển tranh thêu truyền thống.

Mai Lý

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.464.321
Tổng truy cập: