NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(99)-Nghệ nhân giữ hồn phỗng đất Trung thu
(Ngày đăng: 22/09/2020   Lượt xem: 455)

Nhiều thập kỷ qua gia đình ông Phùng Đình Giáp, thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, vẫn đắm đuối nghề làm phỗng đất chỉ để gìn giữ đồ chơi dân gian Trung thu truyền thống không bị mai một.

Khởi động từ đầu tháng 7 âm lịch, tiếng chày giã đất vang dền nơi căn nhà của ông Phùng Đình Giáp. Hình ảnh những cục đất thó khi được lấy từ tầng đất sâu vài mét qua quá trình sàng đãi công phu, tiếp đến giã và trộn với giấy bản ngâm nước dưới bàn tay khéo léo của nghệ nhân được nhào nặn thành hình con phỗng truyền thống.

Một bộ phỗng Trung thu gồm có: Ông phỗng phật, ông phỗng đứng, ông phỗng ếch, chim bồ câu, con rùa. Phỗng được phơi nhiều ngày cho khô, rồi được khoác thêm một lớp điệp trắng, vẽ màu bằng loại màu làng Đông Hồ vẫn dùng vẽ tranh, gồm 5 màu ứng với thuyết ngũ hành.

Theo lời kể của ông Phùng Đình Giáp “nghệ nhân” cuối cùng làng Hồ còn giữ nghề làm bộ phỗng Trung thu, thì trong mâm cỗ Trung thu ngày xưa, ngoài mâm ngũ quả, bánh kẹo… nhất định phải có một bộ phỗng đất, đèn ông sao và một ông tiến sĩ giấy. Mâm cỗ này sau đó sẽ được bày ở sân nhà, dưới ánh trăng sáng vằng vặc để chờ trẻ con đi rước đèn trong xóm về sẽ tập trung bên mâm cỗ trông trăng, nghe ông bà, cha mẹ giảng giải về ý nghĩa của bộ phỗng đất.

nghe nhan giu hon phong dat trung thu
Nghệ nhân Phùng Đình Giáp trò chuyện về nghề làm phỗng đất Trung thu. Ảnh: Vi Giáng

Đó là ông phỗng phật ngồi ở chính giữa bộ phỗng như một lời nhắc nhở về lối sống có lương tâm, đạo đức, thể hiện nét đẹp văn hóa tâm linh. Đó là ông phỗng đứng tượng trưng cho người già. Ông phỗng ếch là em bé ôm bông hoa. Ngày qua ngày, thế hệ già mất đi, thế hệ trẻ tiếp nối, xoay vần trong vũ trụ bao la. Hình ảnh con chim bồ câu thể hiện cho khát vọng sống hòa hợp với thiên nhiên và con người. Con rùa gắn liên với sự tích thần Kim Quy – biểu tượng thiêng liêng trong tâm thức người Việt. Loài rùa nhỏ bé nhưng dũng cảm, vươn mình trước phong ba, bão táp chốn biển cả.

Dù mang ý nghĩa lớn lao nhưng cuộc sống hiện đại, các sản phẩm đồ chơi nhựa lấn át những món đồ dân gian truyền thống từng vang bóng một thời, bộ phỗng Trung thu đơn sơ đã vắng bóng trên mâm cỗ đêm rằm. Đến nay duy nhất có gia đình ông Phùng Đình Giáp giữ nghề cổ này. Thế nên, dù chưa từng được Nhà nước công nhận danh hiệu nghệ nhân, nhưng người dân quanh vùng đều gọi ông với cái tên thân mật “nghệ nhân Phùng Đình Giáp” hay “một người muôn năm cũ”.

nghe nhan giu hon phong dat trung thu
Đến nay, bộ phỗng Trung thu đơn sơ đã vắng bóng trên mâm cỗ đêm rằm.  Ảnh: Vi Giáng

Ông Giáp năm nay đã 70 tuổi, nếu ai đã từng có cơ hội gặp gỡ ông đều bất ngờ trước sự linh hoạt, bàn tay khéo léo của ông khi nặn hình bộ phỗng Trung thu. Ông Giáp chia sẻ, trước đây, cứ gần đến dịp rằm Trung thu, trên khắp các nẻo đường kinh Bắc, những bộ phỗng sặc sỡ nhiều màu được trưng bày trên các sạp hàng. Kẻ mua người bán tấp nập. Nhưng nay, ông là người cuối cùng còn giữ hồn phỗng đất.

Bắt đầu từ tháng 7, ông và vợ đi lấy đất thó để làm bột, nặn phỗng. Hơn 1 tháng chuẩn bị chỉ bán hàng có 3 ngày Trung thu. Mỗi con phỗng có giá 20 nghìn đồng, so với đồ chơi hiện đại, bộ phỗng không được nhiều người quan tâm. Mấy thập kỷ qua, dù có năm “cháy hàng”, có năm hàng “ế”, thu nhập với nghề không đủ sống nhưng chưa bao giờ, ông Giáp có ý định bỏ nghề. “Tôi còn làm được ngày nào, ngày đó tôi còn giữ nghề ông cha truyền lại”, ông Giáp nói.

Ông Giáp cũng là đời thứ 3 giữ nghề truyền thống. Từ truyền thông, báo chí, ông Giáp nhận được lời mời tổ chức sự kiện tại Bảo tàng, hội thảo, workshop để giới thiệu nghề phỗng đất. Với ông, mỗi lần tham gia các sự kiện cộng đồng là cơ hội được quảng bá nghề truyền thống. Chia sẻ cảm xúc tại sự kiện wookshop “Phỗng đất xưa - hồn Kinh Bắc” được tổ chức ngày 19-9 tại Hà Nội, ông Phùng Đình Giáp bày tỏ niềm phấn khởi khi các bạn trẻ rất hào hứng với bộ phỗng đất. Thể hiện sự quan tâm của lớp trẻ trong đồ chơi dân gian Việt”. Tại sự kiện, các bạn trẻ được tham gia quy trình nặn phỗng đất, tạo hình bộ phỗng Trung thu.

Hiện, gia đình ông Giáp và con cháu vẫn đã, đang và sẽ giữ nghề nặn phỗng đất. Trong đó, em Phùng Đình Đạt, SN 2002, cháu nội ông Giáp bày tỏ, bản thân mặn mà với nghề nặn phỗng. Đạt cho hay: Em sống cùng ông nội từ nhỏ, em luôn trân trọng nghề của ông và em dự định vừa học ĐH, vừa cùng ông cố gắng bảo tồn và tiếp nối hồn cốt dân gian. Các sản phẩm phỗng đất được đăng tải qua fangage mạng xã hội “Phỗng đất làng Hồ” để giới thiệu sản phẩm phỗng đất tới gần công chúng”.

                                                Theo: phapluatxahoi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.470.802
Tổng truy cập: