NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(11)- Người đam mê làn điệu then
(Ngày đăng: 08/07/2020   Lượt xem: 223)

Đến thôn Khuổi Tặc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) hỏi thăm anh Văn Tiến Khởi (trong ảnh) thì ai cũng biết bởi anh có tiếng là người yêu hát then trong vùng. Bằng niềm đam mê, tình yêu với các làn điệu dân ca quê hương, anh Khởi đã góp không nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Tày.

Từ tuổi niên thiếu, anh Khởi đã tìm tòi, học hỏi để biết cách chơi đàn tính và luyện giọng hát then từ những bậc cao tuổi, những người đang nắm giữ, thực hành thông thạo và có kinh nghiệm trong vùng. Với sự chịu khó cộng với năng khiếu của bản thân, anh sớm nắm bắt được kỹ thuật chơi đàn, hát then. Anh Khởi tích cực tham gia biểu diễn, biên soạn nội dung chương trình văn nghệ và trở thành cộng tác viên văn nghệ nhiệt tìnhở địa phương. Anh còn tìm đến những nghệ nhân, nghệ sĩ hát then đã thành danh để học và luyện thêm thông qua việc nghe băng, đĩa. Tại nhiều hội diễn, liên hoan cấp khu vực và toàn quốc, anh đoạt nhiều giải thưởng như: Giải B cho tiết mục then cổ “Hả tu thẻ” (Năm cửa trần gian) tại Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ sáu; Giải A đơn ca then cổ tiết mục “Giải vẻ” (Giải hạn) tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 10...

Nặng tình với tiếng tính, câu then cho nên không chỉ đàn, hát, anh Khởi còn say mê sáng tác, đặt lời hàng chục bài then với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa. Anh Khởi chia sẻ: “Trong số những tác phẩm mà tôi sáng tác, bài hát tôi tâm đắc nhất và cũng được nhiều người sử dụng nhất là bài “Chồm hai slip hả” (Ngắm trăng đêm rằm) được tôi hoàn thành vào năm 2012. Với bài này, tốp then của Đoàn nghệ thuật quần chúng tỉnh Bắc Kạn biểu diễn đã đoạt giải nhì tại Liên hoan hát Then - đàn Tính toàn quốc lần thứ tư tổ chức ở Lạng Sơn năm 2012”.

Yêu làn điệu then, anh Khởi trăn trở cần phải truyền cảm hứng cho lớp trẻ để loại hình nghệ thuật của dân tộc mình không bị mai một. Nhiều năm nay, anh đã truyền dạy tình yêu hát then, đàn tính cho người yêu then ở Bắc Kạn, nhất là các thanh, thiếu niên ở cả trong và ngoài tỉnh. Anh Khởi cũng là một trong số ít người có thể chế tác cây đàn tính theo phương pháp thủ công truyền thống. Những cây đàn tính do anh làm ra ngày càng hoàn thiện cả về hình thức, cấu trúc kỹ thuật, mỹ thuật và âm thanh. Đến nay, anh đã bán hơn 300 cây đàn tính do chính anh chế tác cho những người yêu then trên cả nước.

Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chợ Đồn Hà Thị Khánh cho biết, hoạt động sưu tầm, biên soạn, biểu diễn, truyền dạy kỹ thuật hát then, đàn tính và sản xuất, cung ứng những cây đàn tính của anh Văn Tiến Khởi đã có những đóng góp rất tích cực vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Để lan tỏa những tấm gương như anh Khởi, huyện đang chỉ đạo, kêu gọi quan tâm hơn tới công tác bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật, diễn xướng dân gian hát then và đưa vào chương trình dạy hát dân ca tại các trường học, đồng thời nhân rộng, gắn với phát triển du lịch về nguồn tại khu di tích An toàn khu Chợ Đồn.

                                          Theo: nhandan.com.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.393.009
Tổng truy cập: