NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(18)- Nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp: Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ
(Ngày đăng: 10/04/2020   Lượt xem: 682)

Với bản tính nhanh nhạy, sáng tạo, nghệ nhân đúc đồng Vũ Duy Điệp làng Vạn Điểm (huyện Ý Yên tỉnh Nam Định) đã kết hợp những tinh hoa của nghề truyền thống với công nghệ khoa học giúp anh đúc được những sản phẩm độc đáo, trọng lượng lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao.

Từ xa chúng tôi đã nghe những tiếng tạch, tạch, tạch… reng, reng, reng… những âm thanh mài, gọt, chạm, khắc lúc thì khoan thai, lúc lại rộn ràng liên tục phát ra từ xưởng đúc đồng của nghệ nhân Vũ Duy Điệp. Trong xưởng, chúng tôi bắt gặp rất nhiều nhóm thợ đang say sưa làm việc. Chỗ này nhóm tạo mẫu, làm khuôn, chỗ kia nấu rót đồng, làm nguội, còn nghệ nhân Vũ Duy Điệp đang tỉ mỉ, chau chuốt lại những sản phẩm để chuẩn bị giao cho khách hàng.

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Kết hợp tinh hoa nghề với khoa học công nghệ

Vừa làm, nghệ nhân Vũ Duy Điệp vừa chia sẻ: Việc chế tác đồ thờ và tượng thờ phải am hiểu các nguyên tắc tín ngưỡng, tôn giáo, để khi tạc bức tượng có hồn, thể hiện được sắc thái riêng của người được thờ phụng. Vì thế, ngoài đôi bàn tay tài hoa, người thợ làm đồ thờ tự cũng phải gửi gắm tâm đức, tâm hồn và tâm linh của mình trong khi chế tác. Để tạo ra những bức tượng Phật, tượng Thánh... người thợ làm nghề phải hiểu cội nguồn sâu xa của từng sản phẩm, phẩm chất tâm hồn của vị Phật, vị Thánh được dân tôn thờ.

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Tượng Phật phải đảm bảo thẩm mĩ và thần thái

Nghệ nhân Vũ Duy Điệp cho biết: Kỹ thuật đúc đồng truyền thống của làng Vạn Điểm đòi hỏi sự tỉ mỉ, chăm chút từng công đoạn. Sản phẩm tượng đúc sau khi được hoàn thiện không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà đặc biệt là thể hiện đúng thần thái của nhân vật. Các khâu làm nhẵn, bóng bề mặt và làm màu cho sản phẩm để bảo đảm độ bền dựa trên những bí quyết, kinh nghiệm truyền thống. Người thợ làm nghề vừa phải nắm chắc kỹ thuật, không ngừng tìm hiểu, bổ sung kiến thức, tích lũy kinh nghiệm tạo thành bí quyết làm nghề.

Để có sản phẩm đạt chất lượng, khâu đầu tiên là phải làm mẫu tốt, khuôn tốt và công đoạn quan trọng nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất là lúc rót đồng vào khuôn. Trước khi rót đồng nóng chảy vào khuôn, phải nung khuôn nóng đều, đủ nhiệt độ cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây cũng là một trong những khâu khó nhất, phải nhờ kinh nghiệm của người thợ lành nghề mới đảm bảo khi sản phẩm ra lò không bị bọt khí và rỗ.
nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
 

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Người làm nghề phải gửi gắm tâm đức, tâm hồn và tâm linh của mình trong khi chế tác

Trong những năm qua, công ty của nghệ nhân Vũ Duy Diệp đã tập hợp được đội ngũ thợ lành nghề, nhiều người đã trở thành nghệ nhân với danh hiệu “Bàn tay vàng”. Hiện nay công ty tuyển dụng cán bộ nhân công có bằng trung cấp, đại học để đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo sự tinh xảo của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng trong và ngoài nước.


 
nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Tạo khuôn mẫu là công đoạn quan trọng nhất

Việc áp dụng khoa học công nghệ vào việc đúc đồng, nghệ nhân Vũ Duy Điệp cho rằng: Tôi không lạm dụng công nghệ trong sản xuất mà vẫn coi trọng cách làm thủ công truyền thống, bởi sự tinh tế của nghệ nhân khiến sản phẩm tinh xảo hơn. Thực tế các sản phẩm của công ty làm ra chủ yếu vẫn bằng phương pháp thủ công truyền thống. Để nâng cao tính thẩm mỹ cho các sản phẩm đúc, nghệ nhân Vũ Duy Điệp mạnh dạn học hỏi và cộng tác với các họa sĩ, nhà điêu khắc để sản xuất những sản phẩm đẹp về mẫu mã và kiểu dáng. Bên cạnh đó, anh đã chinh phục thành công công nghệ đúc tượng liền khối với tượng có chiều cao từ 7m đến trên 10m mà chỉ có 1 khuôn, 1 lần đúc. Đây đang là công nghệ đúc khó, kể cả với các nước có công nghệ đúc phát triển trên thế giới.

Trải qua nhiều năm miệt mài nghiên cứu và sáng tạo, năm 2005 nghệ nhân Vũ Duy Điệp đã thành công trong việc đúc công trình Tượng đài công nhân mỏ ở Quảng Ninh. Từ thành công này, uy tín và thương hiệu của cơ sản xuất Vũ Duy Điệp đã được khẳng định. Năm 2008 anh nhận được hợp đồng đúc 3 pho tượng lớn tại Việt Trì (Phú Thọ), năm 2009 anh liên doanh với Doanh nghiệp Tân Tiến đúc phù điêu cho Nhà hát Múa rối Trung ương, tượng Nguyên Phi Ỷ Lan ở Gia Lâm (Hà Nội)... Năm 2012, cơ sở đúc đồng Vũ Duy Điệp gây tiếng vang lớn trong làng nghề đúc đồng Vạn Điểm khi đúc thành công Tượng Phật Thích Ca cao 15m, nặng 150 tấn, được xem là đại tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á đặt tại Phủ Thiên Trường (TP. Nam Định). Tượng Trần Hưng Đạo, tượng Ngô Quyền, vua Lê Đại Hành cao 8m, nặng 85 tấn đặt tại Hải Phòng năm 2017...

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Nghệ nhân Vũ Duy Điệp không ngường bổ xung và tích lũy kiến thức tạo những bí quyết làm nghề

Bằng sự nhiệt huyết, lòng đam mê sáng tạo, nghệ nhân Vũ Duy Điệp đã gặt hái được nhiều thành công trong việc kế thừa và phát triển nghề đúc đồng truyền thống: Năm 2009 Vũ Duy Điệp được Hội nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam phong tặng “Nghệ nhân Quốc gia”; Danh hiệu “Nghệ nhân Bàn tay Vàng 2014” và nhiều Bằng khen, Giấy khen của các bộ, ngành. Năm 2017, nghệ nhân Vũ Duy Điệp đã được UBND tỉnh Nam Định, Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, tỉnh cũng đã đề nghị Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.

nghe nhan duc dong vu duy diep ket hop tinh hoa nghe voi khoa hoc cong nghe
Nghệ nhân Vũ Bá Điệp cùng với những tác phẩm độc đáo của mình

Nghệ nhân Vũ Duy Điệp tự hào chia sẻ: "Là một nghệ nhân trẻ của tỉnh trước vinh dự này, tôi thấy mình càng phải có trách nhiệm trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của nghề đúc đồng truyền thống". Cùng với bề dày kinh nghiệm, những tác phẩm của anh lần lượt ra đời và có giá trị nghệ thuật cao, thu hút ngày càng nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Với đôi bàn tay tài hoa và lòng yêu nghề, nghệ nhân Vũ Duy Điệp vẫn từng ngày sáng tạo những tác phẩm đặc sắc với mong muốn góp phần gìn giữ, phát triển làng nghề đúc đồng Vạn Điểm ngày càng hưng thịnh, bền vững.​​​

                                                                       Theo: congthuong.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.464.568
Tổng truy cập: