NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Tìm lại không gian áo dài “rất Huế”
(Ngày đăng: 23/03/2019   Lượt xem: 308)
Phục sinh áo dài trong cuộc sống Huế, tiến tới gìn giữ và nhắc nhớ về giá trị văn hóa truyền thống của vùng đất cố đô là mục đích chính của hội thảo Phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu áo dài Huế, diễn ra vào tuần qua.


Áo dài Huế được giới thiệu tại buổi hội thảo. Ảnh: Nhân Tâm.

Phát biểu tại hội thảo, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa chia sẻ, Huế là “cái nôi” của áo dài Việt Nam. Áo dài từng góp phần tạo nên nét đẹp đằm thắm trong văn hóa Huế, nhưng lại dần bị chìm lắng theo vết trầm của thời gian. Từ những năm 1990 đến nay, tà áo dài dần được hồi sinh với diện mạo mới, tôn lên vẻ kiêu sa “rất Huế” cho phụ nữ đất cố đô với màu áo tím đặc trưng. “Tuy nhiên, áo dài vẫn chưa thực sự hồi sinh. Chúng ta cần phải kết hợp các doanh nghiệp, nghệ nhân đến chính quyền để phục dựng lại áo dài Huế cho cả nam và nữ; tạo ra một liên kết, khuyến nhà đầu tư, nhà may, nhà buôn và nhà du lịch”, ông gợi mở.

Với gợi ý này của ông Hoa, ông Trần Đình Hằng, Phân viện trưởng Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Huế, đã đề xuất mở ra một Trung tâm lễ phục truyền thống Huế với không gian dành cho áo dài gắn với du lịch. Trung tâm này sẽ bao gồm bảo tàng lễ phục truyền thống, khu trưng bày giới thiệu sản phẩm và khu sản xuất – nơi du khách trải nghiệm tay nghề của các nghệ nhân áo dài.

Trong khi đó, nhà thiết kế Đặng Thị Minh Hạnh đưa ra đề xuất, áo dài tím của Huế cần được nhìn nhận như một sản phẩm tiêu dùng mang tính đặc trưng của Huế và phải đạt được cả tính thương mại. “Xây dựng một phố may áo dài và không gian áo dài tại Huế để du khách đến không chỉ may hay mua mà còn được tìm hiểu về lịch sử, bản sắc, truyền thống của Huế”, bà Hạnh bày tỏ.


Trình diễn áo dài tại Lễ hội áo dài 2018 tại Huế.

“Không gian áo dài Huế nên gần Đại Nội hoặc là các điểm tham quan di tích để thuận lợi cho du khách tiếp cận”, ông Nguyễn Văn Phúc, Phó giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên-Huế nói và cho biết, với không gian này, các công ty lữ hành có thể xây dựng tour áo dài cho du khách quốc tế, với hành trình đến không gian cầu đi bộ, đường Lê Lợi hoặc show áo dài… “Khi chiếc áo dài trở thành sản phẩm du lịch thì việc kinh doanh áo dài sẽ phát triển”, ông Phúc nói thêm.


Trình diễn áo dài tại Lễ hội áo dài 2018 tại Huế.

Chia sẻ tại hội thảo, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND Thừa Thiên-Huế, cho biết hội thảo là cơ hội để tỉnh xây dựng dự án xây dựng thương hiệu áo dài Huế trong tương lai, trong đó không gian áo dài Huế là nòng cốt.
                                                                                        Theo: sgtiepthi.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.469.714
Tổng truy cập: