NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Khi họa sĩ đối diện tác phẩm của mình
(Ngày đăng: 19/12/2018   Lượt xem: 392)
Tôi không phải cố gắng làm người tử tế. Con người xã hội, con người nghệ sỹ là một. Tôi được dậy dỗ và tự học để làm một con người tự trọng và tự lập (kể cả tự lập trong suy nghĩ). Vậy thì những gì, nếu có, mà tôi đã làm được cho các nghệ sĩ trẻ, cho xã hội thì đó là nhu cầu tự thân của tôi thôi- Họa sĩ Lê Thiết Cương.

Khi họa sĩ đối diện tác phẩm của mình

Nguyễn Tham Thiện Kế: Minimalism - trường phái nghệ thuật khởi tạo sau thế chiến II và bùng nổ ở Mỹ thập niên 1960-1970 các nghệ sĩ muốn lược đi hình thức thể hiện nghệ thuật truyền thống trong tranh vẽ và điêu khắc. Còn ở VN, cơn cớ nào “đẩy” ông trở thành thủ lĩnh Minimalism và là đại diện xuất sắc nhất của Minimalism từ những năm 1990 trong lĩnh vực hội họa..?

Họa sĩ Lê Thiết Cương: Có lẽ là tình cờ một nửa, ông bà cha mẹ tôi là người mộ đạo, tủ sách gia đình phần lớn là sách Phật giáo. Hồi xưa, phương tiện thông tin ít, sách báo ít, tiện trong tủ sách có gì thì đọc nấy. Dần dần tôi mê triết lý của nhà Phật lúc nào không hay, nhất là triết học Thiền.

Như mọi người biết, quan niệm về cái đẹp của Thiền học chính là tối giản. Mỹ học Thiền là mỹ học về cái tối giản. Thiền vốn kiệm lời, vốn giản dị, vốn yên tĩnh, vốn vô ngôn, vốn “thõng tay”… Tôi ngấm những điều ấy một cách tự nhiên, mỗi ngày một chút nên khi vẽ tối giản thì cũng là tự nhiên chứ không phải là ngồi đọc sách Thiền để vẽ tối giản.

Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển Minimalism để dấu ấn nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, kiến trúc, thời trang, hội họa, điêu khắc hiện giờ vẫn diễn tiến, tùy thuộc vào lựa chọn và tài năng của người nghệ sĩ. Ở VN thì sao, ông có thể cho biết bức tranh toàn cảnh tương tự được không?

- Tối giản ở Việt Nam rất ít người thành công, mà cũng ít người theo. Chả phải là tối giản thì khó hơn “tối đa” nhưng bất luận là phong cách nào, đi đến tận cùng đều khó như nhau. Bên điêu khắc có nghệ sĩ Phan Phương Đông, nữ nghệ sĩ Lập Phương là hai nghệ sĩ điêu khắc tối giản tiêu biểu. Họa sĩ đồ họa Nguyễn Tri Phương Đông là người đứng đầu thiết kế tối giản, còn hội họa là Hồng Việt Dũng.

Bức tranh đầu tiên theo trường phái Minimalism vẽ gì? Ông còn lưu giữ hay đã bán nó? Ông đã bán tranh như thế nào? Nhận được khoản tiền đầu tiên từ bán tranh, ông đã sử dụng thế nào nhỉ? Có một thời tranh ông còn ướt trên giá đã có người trực đón. Bức tranh gần đây nhất  chuyển cho khách hàng là bức nào?

- Bức tranh đầu tiên theo tối giản, tôi vẽ 3 cái bóng đèn dầu hỏa bằng bột mầu trên giấy báo cũ, năm 1989, cỡ chừng 50x70cm, 3 bóng đèn mầu đỏ trên nền đỏ, thế thôi. Tôi ký gửi ở một phòng tranh của Công ty Mỹ thuật Hà Nội trên phố Tràng Tiền sau vài tháng, họ mời đến lấy tiền, khoảng 30 usd. Tôi dùng tiền mua mấy chục cân gạo và vài cân lạc… để yên tâm vài tháng không đói. Bức tranh gần đây nhất tôi bán cho một người sưu tầm Việt Nam, không có mắt mũi miệng, chỉ có một con mắt bay lơ lửng trên đầu, khuôn mặt chỉ là một mảng mầu phẳng lặng. Tên tranh: “Con mắt đổi thay”, người nghệ sĩ phải có một con mắt khác, phải biết nhìn khác để… khác biệt và để nghệ thuật không bị copy hiện thực. Nếu được như vậy thì rất có thể dưới mắt anh ta, mặt trời sẽ là một hình vuông mầu xanh.

Albert Einstein nói rằng: “Thực hiện những điều càng đơn giản thì càng không đơn giản” -“Make things as simple as possible but no simpler.” Còn Alexandros lại dùng lưỡi gươm để tháo nút thắt Gordian Knot ám  lời nguyền. Ông bình luận sao về hai ví dụ này?

- Đúng vậy, tối giản không phải là căng một tấm toan trắng rồi treo lên tường, tối giản không phải là không vẽ gì. Tối giản là cô đọng của cô đọng, là chắt 100 thứ lại thành 1 thứ. Tối giản là nói bằng không nói, nói bằng im lặng, bằng yên tĩnh. Tối giản là có không, không có. Tối giản là vẽ như không vẽ gì. Tối giản là không thêm và cũng chả bớt đi được gì dù là một nửa sợi tóc (ý này của Nguyễn Bình Phương).

Muốn làm được tối giản ấy thì đâu có đơn giản?

Ông có thầy không? Một người thầy xương thịt giữa cuộc đời này? Nhưng... thì... tôi phỏng đoán, một nghệ sĩ như ông rất khó khăn để có một “người thầy”...

- Tôi không có thầy theo nghĩa đen, nghĩa thông thường. Quan niệm cốt lõi, từ cổ chí kim, từ đông sang tây của nhân loại về giáo dục là “khai phóng cá nhân” (Libre art education), là cá nhân hóa giáo dục thì cái hồi tôi đi học, nhà trường lại không coi là như thế, cho nên 6 năm học đại học gần như không học được gì nhưng tôi may mắn gặp được một người thầy đặc biệt, ông không phải là họa sỹ, ông dậy tôi cũng bằng một kiểu đặc biệt. Quan trọng nhất là ông đã phát hiện ra tố chất tối giản vốn có ở tôi và hướng tôi vào con đường đi tìm “cái bản lai diện mục” của mình. Đó là nhà thơ Đặng Đình Hưng.

Tranh của ông đượm cô đơn, sự đó đôi khi căng trào ra bên ngoài khung, nhưng không gây cho người ta mệt mỏi mà là sự chuyển động trong bất an vượt lên nghịch cảnh. Tại sao vậy, thưa ông? Ông có bí quyết chống lại nỗi cô đơn không? Mà chỉ số cô đơn là tấm gương soi phản ánh trí tuệ.

- Bất luận điều gì cũng có hai mặt của nó. Đó là cái lẽ âm dương là một của Dịch học, trong cái này có cái kia. Cái này có vì cái kia có (Phật học). Trong âm có dương, trong dương có âm. Đông đúc, ồn ào, vui vẻ, thậm chí hạnh phúc cũng có mặt “âm” của nó, mặt không hay của nó. Vậy thì cô đơn cũng có mặt dương của nó. Chả có cái dương nào mà không được làm bởi cái âm. Còn triết Tây thì cho rằng negative là động lực để sinh ra positive. Ở điểm này thì Đông Tây gặp nhau. Chính vì suy nghĩ như vậy nên cái cô đơn trong tranh tôi không làm cho người xem mệt mỏi, không làm cho họ bi lụy, bi quan chăng? Trong tranh của tôi, sự cô đơn đồng nghĩa với thanh vắng, thanh tịnh, yên tĩnh, là những khoảng trống lớn, đậm nhạt chuyển êm, ít hình, ít mầu, ít chi tiết, là vẽ kiểu “như không”. Thầy tôi dậy: “Chỉ có cô đơn toàn phần mới sinh năng lượng”.

Ông có niềm tin tôn giáo nào không? Tôn giáo giúp gì cho sự cân bằng tâm thế và sáng tác của ông? Xem tranh ông tôi gặp nét Thiền và không gian Phật pháp được chi phối bởi Màu, bởi Hình của hội họa Thiên Chúa giáo?

- Tạng tính của tôi hợp với triết Đông, triết Đông gần với tối giản. Kinh Dịch quy toàn bộ thế giới thành 8 quẻ mà 8 quẻ ấy cũng chỉ làm ra bởi 2 yếu tố âm và dương, Đạo Đức Kinh của Lão tử cũng cực ngắn, chắc cỡ hai tờ A4.

Kinh Bát Nhã có 260 chữ. Ông Phật bảo “tôi nghe thấy như vậy”, Khổng Tử bảo: “Trời có nói gì đâu”.

Đức Tin của tôi là dành cho Phật giáo, chính vì tin vào vô thường, chả có gì là tồn tại mãi nên tôi mới quý những gì đang có, sống với tôi là thưởng thức cuộc sống bằng những gì mình có, Phật dậy: “Hiện tại lạc trú”. Hoặc khi gặp những điều không vui, gặp những điều bất ưng, bất hạnh, tôi luôn nghĩ đến câu “phiền não tức bồ đề” để vượt qua.

Khi họa sĩ đối diện tác phẩm của mình

        Lê Thiết Cương và “Chân dung 2” - tác phẩm trong triển lãm điêu khắc Mặt của anh. (Ảnh: N.M.Hà).

Cả ngàn họa sĩ “thành danh” nhiều cách đến nay, đếm ngón tay số họa sĩ  tham gia “làm văn hóa- viết lách một cách chuyên nghiệp”. Này  nhé…Lưu Công Nhân,  Đỗ Phấn, Lê Trí Dũng,  Lê Thiết Cương- ấy là những cái tên tôi thuộc... Mỗi người mỗi duyên. Giữa những họa sĩ tham gia “viết lách” ấy, các ông có mối liên hệ nào đặc biệt không? Nhưng với tôi thì style Lê Thiết Cương có một trường đặc sắc: Mỗi vấn đề ông bàn, thông tin ông gửi đến độc giả, đều tập hợp đủ các yếu tố, ngôn ngữ, hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh, nén trong không gian như một con chíp…?

- Đúng là mỗi người mỗi duyên như ông nói. Tôi thì tôi nghĩ muốn viết, vẽ gì thì trước tiên phải có 2 điều cốt tử: Một là phải sống đã. Sống đúng nghĩa của khái niệm này, sống đúng nghĩa của một con người rất khó. Còn khó hơn cả làm nghệ thuật ấy chứ. Thứ hai là phải có tri thức, phải có kiến văn, phải có văn hóa nền đủ vững. Những điều này nó là cái móng của một tòa nhà. Bạn bước vào một tòa nhà mấy chục tầng, bạn không cần biết cái móng của nó sâu ra sao, có bao nhiêu sắt thép, xi măng nhưng tòa nhà ấy đứng vững được ắt hẳn nó phải có cái móng rất dầy, rất chắc chắn.

Mấy năm cuối đời Lưu Công Nhân thường vẽ mực nho, màu nước trên giấy dó, thuần nét và nét. Phải chăng còn một “thứ” hội họa tối giản của Lưu Công Nhân, nữa? Mà triển lãm Nét cách đây chưa lâu là cách Lê Thiết Cương tri ân, và cũng cho người thưởng ngoạn hội họa Minimalism của bậc trưởng thượng. Dù trước đó ông từng chia hội họa Lưu Công Nhân “thành hai giai đoạn, hiện thực và hiện thực lãng mạn”?

Mầu nước và mực nho trên giấy của Lưu Công Nhân là một kiểu hậu ấn tượng – Á đông, một kiểu ký họa – cảm xúc – trực cảm – trực họa. Đặc biệt những bức mực nho trên giấy dó của ông điển hình cho lối thủy mặc hiện đại và rất gần với hội họa tối giản ở điểm ít nét, gợi chứ không tả, chỉ đen trắng. 

Trong con mắt của ông nền hội họa tiên khởi Việt những tên tuổi nào đáng kể, được giới mộ điệu hội họa quốc tế đánh giá caonhất? Có phải là những cái tên quen mà người ta thường kể không? Phải chăng nhờ có trường Mỹ Thuật Đông Dương, nên hội họa Việt có một sắc thái khác hẳn các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Hội họa Việt Nam được tính từ 1925, năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Những họa sỹ thuộc thế hệ Mỹ thuật Đông Dương đều là những tên tuổi lớn, những bậc thầy của Việt Nam cũng như châu Á. 

Dấu ấn, ý nghĩa, vai trò của trường Mỹ thuật Đông Dương với hội họa Việt Nam là không cần chứng minh. Nói cách khác nếu không có trường Mỹ thuật Đông Dương thì không có hội họa Việt Nam hiện đại.

Nghệ thuật của người Việt là một truyền thống lớn, trải từ Đông Sơn đến Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Nghệ thuật  của người Việt nằm ở gốm, ở điêu khắc trong đình chùa, ở đồ thủ công mỹ nghệ. Đó là một truyền thống riêng biệt. Bề dầy truyền thống ấy và sự riêng biệt (cho dù nằm ở giữa hai nền văn minh lớn của nhân loại là Ấn Độ và Trung Hoa) đã tạo ra sức mạnh của nghệ thuật Việt. Sau 1000 năm Bắc thuộc, nghệ thuật Việt không chết mà lập tức phát triển rực rỡ ngay (nghệ thuật Lý , Trần), sau 20 năm bị Minh đô hộ với chính sách tận diệt văn hóa nhưng nghệ thuật Việt vẫn tồn tại… đó là những minh chứng.

Nhưng nếu không có trường Mỹ thuật Đông Dương thì truyền thống ấy không thể phát triển. Truyền thống ấy chỉ lớn mạnh hơn khi được nuôi dưỡng bằng hiện đại. Nếu có một tấm bản đồ nghệ thuật của châu Á thì dứt khoát mỹ thuật Việt Nam phải là một điểm son vì truyền thống của nó, hiện đại của nó và sự khác biệt của nó.

Người Việt đang giàu lên từ nhiều mặt bằng… Họ bắt đầu mon men mua tranh, nhất là những người trẻ, ông có hy vọng một thị trường hội họa Việt khởi sắc tương lai không?

Điểm khác biệt đầu tiên, dễ nhận ra nhất của thị trường nghệ thuật hôm nay đó là khách hàng chủ yếu là người Việt. Từ phân khúc thị trường các tác phẩm giá cao, ví dụ như tranh của thế hệ các họa sỹ bậc thầy trường Mỹ thuật Đông Dương với 3 bộ tứ Trí -Vân -Lân -Cẩn, Phổ -Thứ -Lựu -Đàm, Nghiêm -Liên -Sáng -Phái. Có thể nói hở ra bức nào là hết bức đó. Tất cả các cuộc đấu giá trên thế giới từ to đến bé, hễ có tranh của họa sỹ Việt Nam là sẽ có người Việt Nam tham gia đấu, tỷ lệ đấu thành công gần như 100%. Giá tranh của các họa sỹ nêu trên đang ở xu thế tăng dần đều. Ví dụ: Tại phiên “Nghệ thuật Á châu thế kỷ 20” của Christie's Hong Kong diễn ra vào tối 27/5/2018, bức Em bé cho chim ăn của Nguyễn Phan Chánh đã được bán với giá cao nhất 6.700.000 HKD, tương đương 853.921 USD, gần 20 tỉ đồng, bức tranh lụa Thôn nữ Bắc kỳ của Nguyễn Nam Sơn đã lập kỷ lục mới khi được đấu với giá 205.000 euro (hơn 5,7 tỷ đồng), tăng gần 600% so với giá khởi điểm (tại Paris 2018), bức  Đời sống gia đình  của họa sỹ Lê Phổ đã bán được hơn 1 triệu USD (tại Singapore 2017). Hay ở chỗ, giá tranh tăng lên do chính những người mua là người Việt đẩy lên. Có thể nhận thấy khá dễ dàng về một trào lưu hồi hương các tác phẩm hội họa của các bậc thầy. Trong những người chăm đi nước ngoài đấu giá, người thì sưu tập, người thì đầu tư mua rồi về bán lại và có cả những người được thuê đi đấu. Ông M ở Hà Nội là trường hợp tiêu biểu của một người đi nước ngoài mua tranh về, vừa sưu tập, vừa buôn bán và khá thành công. Bộ sưu tập tranh Việt Nam của nhà sưu tập người Thái Tira Vanichtheenanont nghe nói cũng đã được một nhà sưu tập người Việt mới mua xong. Những bộ sưu tập lớn hiện nay đều nằm ở nhà một số doanh nhân Việt Nam. Ở phân khúc dưới tức là các tác phẩm từ 10 triệu đến 100 triệu thì người Việt cũng là khách hàng chính. Qua theo dõi các cuộc đấu giá của mấy nhà đấu giá trong nước gần đây thì thấy 100% là người Việt dự đấu giá và trúng đấu giá đều là người Việt, nhiều người Việt trẻ, nhiều nhà sưu tập mới. Thật là những tín hiệu đáng mừng.

Với ông, những “thao tác văn hóa” nào của ông được ưu tiên hơn cả? hội họa, những cuốn sách đã và sẽ ra, những sự kiện ông đã và sẽ tổ chức. Hay là Dự án “Tổng quan lịch sử mỹ thuật Việt Nam” từ Đông Sơn đến 1.000 năm Bắc thuộc từ Lý-Trần-Lê-Nguyễn giai đoạn mỹ thuật Đông Dương cho đến ngày nay, do ông -Tổng chủ biên - đang vận hành?

Tôi là họa sỹ chuyên nghiệp. Nhưng tôi luôn tâm niệm, nghệ sỹ bắt buộc phải là trí thức. Năng khiếu chỉ có giá trị trong thời kỳ đầu tiên, muốn đi xa được thì phải có tri thức mà tri thức phải là một quá trình tích lũy, bồi đắp cho nên nếu tôi có tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật, tôi có viết gì đi nữa thì trước hết đó là tôi đang tự học, tự thu nhận tri thức cho chính mình. Làm nghệ thuật phải bằng cả hiểu biết chứ không thể cứ vẽ bằng tay hoặc hát bằng cổ họng mãi được.

Ở tuổi này, ông chắc chưa vơi những thảng hoặc hình dung về một người đàn bà, ông có thể “say mê” chứ nhỉ? Nếu có thì thật tuyệt. Người “ấy” sẽ…sẽ thế nào, hả ông?

- Trước tiên người đàn bà đó phải là một người đàn bà và “ở tuổi này” như chữ ông dùng thì tôi nghiêng về một người đàn bà có một “đời sống tinh thần” hợp với tôi ở những giá trị cốt lõi, văn chương nghệ thuật, quan niệm về đạo đức, giáo dục…

Hà Nội sở hữu những gì tinh hoa nhất của người Việt về văn hóa, và cả điều ngược lại. Giỏi càng giỏi. Giàu càng giàu. Sự chênh giữa hai chiều âm-dương ngày một trầm trọng. Người HN thường tự hào là người HN. Niềm tự hào chung chung, nhưng không mấy khi chuyển hóa cái chung ấy thành hành động cụ thể có giá trị thay đổi nếp sống của một gia đình, một khu phố, ngày một tương thích với sắc thái đa văn hóa hội nhập thì vẫn là nan đề. Nhận xét ấy có “đụng” đến cảm xúc của riêng ông ?

- Hiện tại người Hà Nội còn rất ít, người ở Hà Nội thì nhiều. Cho nên họ là người Hà Nội hay người ở Hà Nội thì nên định nghĩa theo tiêu chí họ có đóng góp được gì cho Hà Nội sẽ đúng hơn và hay hơn. 

Đặc điểm của Hà Nội là nó hút tinh hoa của mọi miền về với nó. Không phải là Hà Nội không sinh ra người tài nhưng rõ ràng là người tài ở mọi miền đến với Hà Nội nhiều hơn. Chất đất của Hà Nội là âm thổ, cha sinh mẹ dưỡng, Hà Nội dưỡng nhiều hơn sinh.

Nếp sống, nếp ăn ở, nếp người Hà Nội ngày một phai nhạt vì cái đẹp nào mà chẳng mong manh, nhất là trước cơn bão của “cái mới”, cái “hiện đại”, xô bồ, thực dụng, chém to kho mặn, trọc phú đang quét qua với tốc độ ngày càng tăng. Thêm nữa, cái tính chất địa văn hóa của Hà Nội hôm nay nó không có khả năng chuyển hóa, đồng hóa những cái đến với nó thành nó.

Ông từng sợ gì nhất? và bây giờ ông sợ cái chết sinh học, hay cái chết tinh thần. Ông đã bao giờ nghĩ đến làm từ thiện chưa?

- Thể xác và tinh thần đâu phải là hai.Nhà Phật quan niệm thân tâm là Một. Tôi không sợ bất kể điều gì.

Làm điều thiện mà còn nghĩ là mình đã làm từng này điều thiện thì đâu còn thiện nữa. Cũng lại là ý của ông Phật: Bồ tát mà còn nghĩ mình là Bồ tát thì đâu phải là Bồ tát.

Phải chăng ông đã không thể từ chối trách nhiệm xã hội, trách nhiệm làm người tử tế của mình  khi đứng trước tác phẩm của mình, cũng là lúc ông đối diện cuộc sống xã hội với thuộc tính nghệ sĩ “đa nhân cách”: Vừa là nhân chứng, vừa nạn nhân và có thể là kẻ thống trị hoặc kẻ đồng loã nên ông đã “phân mảnh” năng lực vào niềm vui cống hiến cho sự tồn lưu, hưng phát của văn hóa Việt?

- Tôi không phải cố gắng làm người tử tế. Con người xã hội, con người nghệ sỹ là một. Tôi được dậy dỗ và tự học để làm một con người tự trọng và tự lập (kể cả tự lập trong suy nghĩ). Vậy thì những gì, nếu có, mà tôi đã làm được cho các nghệ sĩ trẻ, cho xã hội thì đó là nhu cầu tự thân của tôi thôi.  

Họa sĩ Lê Thiết Cương sinh 1962, tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Sân khấu - Điện Ảnh năm 1990.

Cây bút chuyên về văn hóa nghệ thuật cho các tờ báo và tạp chí tên tuổi.

Tham gia nhiều cuộc triển lãm trong nước và quốc tế.

Tác phẩm được Bảo tàng Quốc gia Singapore sưu tập.

Giám tuyển các triển lãm hội họa và giám khảo các cuộc thi ảnh.

Ông đóng góp lớn trong việc bảo trợ nhiều họa sĩ trẻ phát triển tài năng, thông qua triển lãm phi lợi nhuận tại Gallery39..

Tôi không phải cố gắng làm người tử tế. Con người xã hội, con người nghệ sỹ là một. Tôi được dậy dỗ và tự học để làm một con người tự trọng và tự lập (kể cả tự lập trong suy nghĩ). Vậy thì những gì, nếu có, mà tôi đã làm được cho các nghệ sĩ trẻ, cho xã hội thì đó là nhu cầu tự thân của tôi thôi- Họa sĩ Lê Thiết Cương.

Nguyễn Tham Thiện Kế: Minimalism - trường phái nghệ thuật khởi tạo sau thế chiến II và bùng nổ ở Mỹ thập niên 1960-1970 các nghệ sĩ muốn lược đi hình thức thể hiện nghệ thuật truyền thống trong tranh vẽ và điêu khắc. Còn ở VN, cơn cớ nào “đẩy” ông trở thành thủ lĩnh Minimalism và là đại diện xuất sắc nhất của Minimalism từ những năm 1990 trong lĩnh vực hội họa..?

Họa sĩ Lê Thiết Cương: Có lẽ là tình cờ một nửa, ông bà cha mẹ tôi là người mộ đạo, tủ sách gia đình phần lớn là sách Phật giáo. Hồi xưa, phương tiện thông tin ít, sách báo ít, tiện trong tủ sách có gì thì đọc nấy. Dần dần tôi mê triết lý của nhà Phật lúc nào không hay, nhất là triết học Thiền.

Như mọi người biết, quan niệm về cái đẹp của Thiền học chính là tối giản. Mỹ học Thiền là mỹ học về cái tối giản. Thiền vốn kiệm lời, vốn giản dị, vốn yên tĩnh, vốn vô ngôn, vốn “thõng tay”… Tôi ngấm những điều ấy một cách tự nhiên, mỗi ngày một chút nên khi vẽ tối giản thì cũng là tự nhiên chứ không phải là ngồi đọc sách Thiền để vẽ tối giản.

Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển Minimalism để dấu ấn nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, kiến trúc, thời trang, hội họa, điêu khắc hiện giờ vẫn diễn tiến, tùy thuộc vào lựa chọn và tài năng của người nghệ sĩ. Ở VN thì sao, ông có thể cho biết bức tranh toàn cảnh tương tự được không?

- Tối giản ở Việt Nam rất ít người thành công, mà cũng ít người theo. Chả phải là tối giản thì khó hơn “tối đa” nhưng bất luận là phong cách nào, đi đến tận cùng đều khó như nhau. Bên điêu khắc có nghệ sĩ Phan Phương Đông, nữ nghệ sĩ Lập Phương là hai nghệ sĩ điêu khắc tối giản tiêu biểu. Họa sĩ đồ họa Nguyễn Tri Phương Đông là người đứng đầu thiết kế tối giản, còn hội họa là Hồng Việt Dũng.

Bức tranh đầu tiên theo trường phái Minimalism vẽ gì? Ông còn lưu giữ hay đã bán nó? Ông đã bán tranh như thế nào? Nhận được khoản tiền đầu tiên từ bán tranh, ông đã sử dụng thế nào nhỉ? Có một thời tranh ông còn ướt trên giá đã có người trực đón. Bức tranh gần đây nhất  chuyển cho khách hàng là bức nào?

- Bức tranh đầu tiên theo tối giản, tôi vẽ 3 cái bóng đèn dầu hỏa bằng bột mầu trên giấy báo cũ, năm 1989, cỡ chừng 50x70cm, 3 bóng đèn mầu đỏ trên nền đỏ, thế thôi. Tôi ký gửi ở một phòng tranh của Công ty Mỹ thuật Hà Nội trên phố Tràng Tiền sau vài tháng, họ mời đến lấy tiền, khoảng 30 usd. Tôi dùng tiền mua mấy chục cân gạo và vài cân lạc… để yên tâm vài tháng không đói. Bức tranh gần đây nhất tôi bán cho một người sưu tầm Việt Nam, không có mắt mũi miệng, chỉ có một con mắt bay lơ lửng trên đầu, khuôn mặt chỉ là một mảng mầu phẳng lặng. Tên tranh: “Con mắt đổi thay”, người nghệ sĩ phải có một con mắt khác, phải biết nhìn khác để… khác biệt và để nghệ thuật không bị copy hiện thực. Nếu được như vậy thì rất có thể dưới mắt anh ta, mặt trời sẽ là một hình vuông mầu xanh.

Albert Einstein nói rằng: “Thực hiện những điều càng đơn giản thì càng không đơn giản” -“Make things as simple as possible but no simpler.” Còn Alexandros lại dùng lưỡi gươm để tháo nút thắt Gordian Knot ám  lời nguyền. Ông bình luận sao về hai ví dụ này?

- Đúng vậy, tối giản không phải là căng một tấm toan trắng rồi treo lên tường, tối giản không phải là không vẽ gì. Tối giản là cô đọng của cô đọng, là chắt 100 thứ lại thành 1 thứ. Tối giản là nói bằng không nói, nói bằng im lặng, bằng yên tĩnh. Tối giản là có không, không có. Tối giản là vẽ như không vẽ gì. Tối giản là không thêm và cũng chả bớt đi được gì dù là một nửa sợi tóc (ý này của Nguyễn Bình Phương).

Muốn làm được tối giản ấy thì đâu có đơn giản?

Ông có thầy không? Một người thầy xương thịt giữa cuộc đời này? Nhưng... thì... tôi phỏng đoán, một nghệ sĩ như ông rất khó khăn để có một “người thầy”...

- Tôi không có thầy theo nghĩa đen, nghĩa thông thường. Quan niệm cốt lõi, từ cổ chí kim, từ đông sang tây của nhân loại về giáo dục là “khai phóng cá nhân” (Libre art education), là cá nhân hóa giáo dục thì cái hồi tôi đi học, nhà trường lại không coi là như thế, cho nên 6 năm học đại học gần như không học được gì nhưng tôi may mắn gặp được một người thầy đặc biệt, ông không phải là họa sỹ, ông dậy tôi cũng bằng một kiểu đặc biệt. Quan trọng nhất là ông đã phát hiện ra tố chất tối giản vốn có ở tôi và hướng tôi vào con đường đi tìm “cái bản lai diện mục” của mình. Đó là nhà thơ Đặng Đình Hưng.

Tranh của ông đượm cô đơn, sự đó đôi khi căng trào ra bên ngoài khung, nhưng không gây cho người ta mệt mỏi mà là sự chuyển động trong bất an vượt lên nghịch cảnh. Tại sao vậy, thưa ông? Ông có bí quyết chống lại nỗi cô đơn không? Mà chỉ số cô đơn là tấm gương soi phản ánh trí tuệ.

- Bất luận điều gì cũng có hai mặt của nó. Đó là cái lẽ âm dương là một của Dịch học, trong cái này có cái kia. Cái này có vì cái kia có (Phật học). Trong âm có dương, trong dương có âm. Đông đúc, ồn ào, vui vẻ, thậm chí hạnh phúc cũng có mặt “âm” của nó, mặt không hay của nó. Vậy thì cô đơn cũng có mặt dương của nó. Chả có cái dương nào mà không được làm bởi cái âm. Còn triết Tây thì cho rằng negative là động lực để sinh ra positive. Ở điểm này thì Đông Tây gặp nhau. Chính vì suy nghĩ như vậy nên cái cô đơn trong tranh tôi không làm cho người xem mệt mỏi, không làm cho họ bi lụy, bi quan chăng? Trong tranh của tôi, sự cô đơn đồng nghĩa với thanh vắng, thanh tịnh, yên tĩnh, là những khoảng trống lớn, đậm nhạt chuyển êm, ít hình, ít mầu, ít chi tiết, là vẽ kiểu “như không”. Thầy tôi dậy: “Chỉ có cô đơn toàn phần mới sinh năng lượng”.

Ông có niềm tin tôn giáo nào không? Tôn giáo giúp gì cho sự cân bằng tâm thế và sáng tác của ông? Xem tranh ông tôi gặp nét Thiền và không gian Phật pháp được chi phối bởi Màu, bởi Hình của hội họa Thiên Chúa giáo?

- Tạng tính của tôi hợp với triết Đông, triết Đông gần với tối giản. Kinh Dịch quy toàn bộ thế giới thành 8 quẻ mà 8 quẻ ấy cũng chỉ làm ra bởi 2 yếu tố âm và dương, Đạo Đức Kinh của Lão tử cũng cực ngắn, chắc cỡ hai tờ A4.

Kinh Bát Nhã có 260 chữ. Ông Phật bảo “tôi nghe thấy như vậy”, Khổng Tử bảo: “Trời có nói gì đâu”.

Đức Tin của tôi là dành cho Phật giáo, chính vì tin vào vô thường, chả có gì là tồn tại mãi nên tôi mới quý những gì đang có, sống với tôi là thưởng thức cuộc sống bằng những gì mình có, Phật dậy: “Hiện tại lạc trú”. Hoặc khi gặp những điều không vui, gặp những điều bất ưng, bất hạnh, tôi luôn nghĩ đến câu “phiền não tức bồ đề” để vượt qua.

Khi họa sĩ đối diện tác phẩm của mình

       Lê Thiết Cương và “Chân dung 2” - tác phẩm trong triển lãm điêu khắc Mặt của anh. (Ảnh: N.M.Hà).

Cả ngàn họa sĩ “thành danh” nhiều cách đến nay, đếm ngón tay số họa sĩ  tham gia “làm văn hóa- viết lách một cách chuyên nghiệp”. Này  nhé…Lưu Công Nhân,  Đỗ Phấn, Lê Trí Dũng,  Lê Thiết Cương- ấy là những cái tên tôi thuộc... Mỗi người mỗi duyên. Giữa những họa sĩ tham gia “viết lách” ấy, các ông có mối liên hệ nào đặc biệt không? Nhưng với tôi thì style Lê Thiết Cương có một trường đặc sắc: Mỗi vấn đề ông bàn, thông tin ông gửi đến độc giả, đều tập hợp đủ các yếu tố, ngôn ngữ, hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh, nén trong không gian như một con chíp…?

- Đúng là mỗi người mỗi duyên như ông nói. Tôi thì tôi nghĩ muốn viết, vẽ gì thì trước tiên phải có 2 điều cốt tử: Một là phải sống đã. Sống đúng nghĩa của khái niệm này, sống đúng nghĩa của một con người rất khó. Còn khó hơn cả làm nghệ thuật ấy chứ. Thứ hai là phải có tri thức, phải có kiến văn, phải có văn hóa nền đủ vững. Những điều này nó là cái móng của một tòa nhà. Bạn bước vào một tòa nhà mấy chục tầng, bạn không cần biết cái móng của nó sâu ra sao, có bao nhiêu sắt thép, xi măng nhưng tòa nhà ấy đứng vững được ắt hẳn nó phải có cái móng rất dầy, rất chắc chắn.

Mấy năm cuối đời Lưu Công Nhân thường vẽ mực nho, màu nước trên giấy dó, thuần nét và nét. Phải chăng còn một “thứ” hội họa tối giản của Lưu Công Nhân, nữa? Mà triển lãm Nét cách đây chưa lâu là cách Lê Thiết Cương tri ân, và cũng cho người thưởng ngoạn hội họa Minimalism của bậc trưởng thượng. Dù trước đó ông từng chia hội họa Lưu Công Nhân “thành hai giai đoạn, hiện thực và hiện thực lãng mạn”?

Mầu nước và mực nho trên giấy của Lưu Công Nhân là một kiểu hậu ấn tượng – Á đông, một kiểu ký họa – cảm xúc – trực cảm – trực họa. Đặc biệt những bức mực nho trên giấy dó của ông điển hình cho lối thủy mặc hiện đại và rất gần với hội họa tối giản ở điểm ít nét, gợi chứ không tả, chỉ đen trắng. 

Trong con mắt của ông nền hội họa tiên khởi Việt những tên tuổi nào đáng kể, được giới mộ điệu hội họa quốc tế đánh giá caonhất? Có phải là những cái tên quen mà người ta thường kể không? Phải chăng nhờ có trường Mỹ Thuật Đông Dương, nên hội họa Việt có một sắc thái khác hẳn các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Hội họa Việt Nam được tính từ 1925, năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương. Những họa sỹ thuộc thế hệ Mỹ thuật Đông Dương đều là những tên tuổi lớn, những bậc thầy của Việt Nam cũng như châu Á. 

Dấu ấn, ý nghĩa, vai trò của trường Mỹ thuật Đông Dương với hội họa Việt Nam là không cần chứng minh. Nói cách khác nếu không có trường Mỹ thuật Đông Dương thì không có hội họa Việt Nam hiện đại.

Nghệ thuật của người Việt là một truyền thống lớn, trải từ Đông Sơn đến Lý, Trần, Lê, Mạc, Nguyễn. Nghệ thuật  của người Việt nằm ở gốm, ở điêu khắc trong đình chùa, ở đồ thủ công mỹ nghệ. Đó là một truyền thống riêng biệt. Bề dầy truyền thống ấy và sự riêng biệt (cho dù nằm ở giữa hai nền văn minh lớn của nhân loại là Ấn Độ và Trung Hoa) đã tạo ra sức mạnh của nghệ thuật Việt. Sau 1000 năm Bắc thuộc, nghệ thuật Việt không chết mà lập tức phát triển rực rỡ ngay (nghệ thuật Lý , Trần), sau 20 năm bị Minh đô hộ với chính sách tận diệt văn hóa nhưng nghệ thuật Việt vẫn tồn tại… đó là những minh chứng.

Nhưng nếu không có trường Mỹ thuật Đông Dương thì truyền thống ấy không thể phát triển. Truyền thống ấy chỉ lớn mạnh hơn khi được nuôi dưỡng bằng hiện đại. Nếu có một tấm bản đồ nghệ thuật của châu Á thì dứt khoát mỹ thuật Việt Nam phải là một điểm son vì truyền thống của nó, hiện đại của nó và sự khác biệt của nó.

Người Việt đang giàu lên từ nhiều mặt bằng… Họ bắt đầu mon men mua tranh, nhất là những người trẻ, ông có hy vọng một thị trường hội họa Việt khởi sắc tương lai không?

Điểm khác biệt đầu tiên, dễ nhận ra nhất của thị trường nghệ thuật hôm nay đó là khách hàng chủ yếu là người Việt. Từ phân khúc thị trường các tác phẩm giá cao, ví dụ như tranh của thế hệ các họa sỹ bậc thầy trường Mỹ thuật Đông Dương với 3 bộ tứ Trí -Vân -Lân -Cẩn, Phổ -Thứ -Lựu -Đàm, Nghiêm -Liên -Sáng -Phái. Có thể nói hở ra bức nào là hết bức đó. Tất cả các cuộc đấu giá trên thế giới từ to đến bé, hễ có tranh của họa sỹ Việt Nam là sẽ có người Việt Nam tham gia đấu, tỷ lệ đấu thành công gần như 100%. Giá tranh của các họa sỹ nêu trên đang ở xu thế tăng dần đều. Ví dụ: Tại phiên “Nghệ thuật Á châu thế kỷ 20” của Christie's Hong Kong diễn ra vào tối 27/5/2018, bức Em bé cho chim ăn của Nguyễn Phan Chánh đã được bán với giá cao nhất 6.700.000 HKD, tương đương 853.921 USD, gần 20 tỉ đồng, bức tranh lụa Thôn nữ Bắc kỳ của Nguyễn Nam Sơn đã lập kỷ lục mới khi được đấu với giá 205.000 euro (hơn 5,7 tỷ đồng), tăng gần 600% so với giá khởi điểm (tại Paris 2018), bức  Đời sống gia đình  của họa sỹ Lê Phổ đã bán được hơn 1 triệu USD (tại Singapore 2017). Hay ở chỗ, giá tranh tăng lên do chính những người mua là người Việt đẩy lên. Có thể nhận thấy khá dễ dàng về một trào lưu hồi hương các tác phẩm hội họa của các bậc thầy. Trong những người chăm đi nước ngoài đấu giá, người thì sưu tập, người thì đầu tư mua rồi về bán lại và có cả những người được thuê đi đấu. Ông M ở Hà Nội là trường hợp tiêu biểu của một người đi nước ngoài mua tranh về, vừa sưu tập, vừa buôn bán và khá thành công. Bộ sưu tập tranh Việt Nam của nhà sưu tập người Thái Tira Vanichtheenanont nghe nói cũng đã được một nhà sưu tập người Việt mới mua xong. Những bộ sưu tập lớn hiện nay đều nằm ở nhà một số doanh nhân Việt Nam. Ở phân khúc dưới tức là các tác phẩm từ 10 triệu đến 100 triệu thì người Việt cũng là khách hàng chính. Qua theo dõi các cuộc đấu giá của mấy nhà đấu giá trong nước gần đây thì thấy 100% là người Việt dự đấu giá và trúng đấu giá đều là người Việt, nhiều người Việt trẻ, nhiều nhà sưu tập mới. Thật là những tín hiệu đáng mừng.

Với ông, những “thao tác văn hóa” nào của ông được ưu tiên hơn cả? hội họa, những cuốn sách đã và sẽ ra, những sự kiện ông đã và sẽ tổ chức. Hay là Dự án “Tổng quan lịch sử mỹ thuật Việt Nam” từ Đông Sơn đến 1.000 năm Bắc thuộc từ Lý-Trần-Lê-Nguyễn giai đoạn mỹ thuật Đông Dương cho đến ngày nay, do ông -Tổng chủ biên - đang vận hành?

Tôi là họa sỹ chuyên nghiệp. Nhưng tôi luôn tâm niệm, nghệ sỹ bắt buộc phải là trí thức. Năng khiếu chỉ có giá trị trong thời kỳ đầu tiên, muốn đi xa được thì phải có tri thức mà tri thức phải là một quá trình tích lũy, bồi đắp cho nên nếu tôi có tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật, tôi có viết gì đi nữa thì trước hết đó là tôi đang tự học, tự thu nhận tri thức cho chính mình. Làm nghệ thuật phải bằng cả hiểu biết chứ không thể cứ vẽ bằng tay hoặc hát bằng cổ họng mãi được.

Ở tuổi này, ông chắc chưa vơi những thảng hoặc hình dung về một người đàn bà, ông có thể “say mê” chứ nhỉ? Nếu có thì thật tuyệt. Người “ấy” sẽ…sẽ thế nào, hả ông?

- Trước tiên người đàn bà đó phải là một người đàn bà và “ở tuổi này” như chữ ông dùng thì tôi nghiêng về một người đàn bà có một “đời sống tinh thần” hợp với tôi ở những giá trị cốt lõi, văn chương nghệ thuật, quan niệm về đạo đức, giáo dục…

Hà Nội sở hữu những gì tinh hoa nhất của người Việt về văn hóa, và cả điều ngược lại. Giỏi càng giỏi. Giàu càng giàu. Sự chênh giữa hai chiều âm-dương ngày một trầm trọng. Người HN thường tự hào là người HN. Niềm tự hào chung chung, nhưng không mấy khi chuyển hóa cái chung ấy thành hành động cụ thể có giá trị thay đổi nếp sống của một gia đình, một khu phố, ngày một tương thích với sắc thái đa văn hóa hội nhập thì vẫn là nan đề. Nhận xét ấy có “đụng” đến cảm xúc của riêng ông ?

- Hiện tại người Hà Nội còn rất ít, người ở Hà Nội thì nhiều. Cho nên họ là người Hà Nội hay người ở Hà Nội thì nên định nghĩa theo tiêu chí họ có đóng góp được gì cho Hà Nội sẽ đúng hơn và hay hơn. 

Đặc điểm của Hà Nội là nó hút tinh hoa của mọi miền về với nó. Không phải là Hà Nội không sinh ra người tài nhưng rõ ràng là người tài ở mọi miền đến với Hà Nội nhiều hơn. Chất đất của Hà Nội là âm thổ, cha sinh mẹ dưỡng, Hà Nội dưỡng nhiều hơn sinh.

Nếp sống, nếp ăn ở, nếp người Hà Nội ngày một phai nhạt vì cái đẹp nào mà chẳng mong manh, nhất là trước cơn bão của “cái mới”, cái “hiện đại”, xô bồ, thực dụng, chém to kho mặn, trọc phú đang quét qua với tốc độ ngày càng tăng. Thêm nữa, cái tính chất địa văn hóa của Hà Nội hôm nay nó không có khả năng chuyển hóa, đồng hóa những cái đến với nó thành nó.

Ông từng sợ gì nhất? và bây giờ ông sợ cái chết sinh học, hay cái chết tinh thần. Ông đã bao giờ nghĩ đến làm từ thiện chưa?

- Thể xác và tinh thần đâu phải là hai.Nhà Phật quan niệm thân tâm là Một. Tôi không sợ bất kể điều gì.

Làm điều thiện mà còn nghĩ là mình đã làm từng này điều thiện thì đâu còn thiện nữa. Cũng lại là ý của ông Phật: Bồ tát mà còn nghĩ mình là Bồ tát thì đâu phải là Bồ tát.

Phải chăng ông đã không thể từ chối trách nhiệm xã hội, trách nhiệm làm người tử tế của mình  khi đứng trước tác phẩm của mình, cũng là lúc ông đối diện cuộc sống xã hội với thuộc tính nghệ sĩ “đa nhân cách”: Vừa là nhân chứng, vừa nạn nhân và có thể là kẻ thống trị hoặc kẻ đồng loã nên ông đã “phân mảnh” năng lực vào niềm vui cống hiến cho sự tồn lưu, hưng phát của văn hóa Việt?

- Tôi không phải cố gắng làm người tử tế. Con người xã hội, con người nghệ sỹ là một. Tôi được dậy dỗ và tự học để làm một con người tự trọng và tự lập (kể cả tự lập trong suy nghĩ). Vậy thì những gì, nếu có, mà tôi đã làm được cho các nghệ sĩ trẻ, cho xã hội thì đó là nhu cầu tự thân của tôi thôi.  

Họa sĩ Lê Thiết Cương sinh 1962, tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Sân khấu - Điện Ảnh năm 1990.

Cây bút chuyên về văn hóa nghệ thuật cho các tờ báo và tạp chí tên tuổi.

Tham gia nhiều cuộc triển lãm trong nước và quốc tế.

Tác phẩm được Bảo tàng Quốc gia Singapore sưu tập.

Giám tuyển các triển lãm hội họa và giám khảo các cuộc thi ảnh.

Ông đóng góp lớn trong việc bảo trợ nhiều họa sĩ trẻ phát triển tài năng, thông qua triển lãm phi lợi nhuận tại Gallery39...
                                                                           Theo: daidoanket.vn

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.463.442
Tổng truy cập: