NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Tâm huyết giữ nghề truyền thống
(Ngày đăng: 26/10/2017   Lượt xem: 404)
Mang trên mình những vết thương từ chiến trường trở về, cựu chiến binh Phạm Khắc Hà được cử đi học đào tạo kỹ thuật cơ khí, rồi công tác tại một nhà máy.

Lúc bấy giờ, chứng kiến cảnh người dân làng Vạn Phúc, Hà Đông (nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội) gỡ bỏ khung cửi, bán máy dệt, bỏ nghề dệt lụa tơ tằm truyền thống để đi nơi khác làm thuê kiếm sống, ông Hà quyết định bỏ nghề cơ khí về giữ nghề dệt lụa truyền thống của quê hương.

Ông phải đi vay mượn để có tiền mua máy dệt, mặc cho nhiều người chê ông là gàn dở đeo bám cái nghề chỉ thêm mắc nợ. Năm 1991, khi Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế thị trường thay cho cơ chế bao cấp, nắm bắt cơ hội này, ông Hà quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh, tiên phong trong phát triển sản xuất ở địa phương.

Cựu chiến binh Phạm Khắc Hà kiểm tra chất lượng tơ. 

Tuy nhiên, hành trình khôi phục nghề truyền thống quê hương không hề dễ dàng, do thời điểm này sản phẩm lụa tơ tằm có chi phí sản xuất cao, giá thành đắt, lại thêm việc người dân chưa am hiểu về lụa truyền thống nên ông gặp nhiều khó khăn trong phát triển thị trường. Không nản chí, ông đi khắp nơi giới thiệu, quảng bá sản phẩm, đồng thời chú trọng đầu tư cải tiến máy móc, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Nhờ đó, cơ sở sản xuất lụa Phúc Hưng do ông làm chủ không chỉ tạo được thương hiệu ở làng lụa Vạn Phúc mà còn được du khách trong và ngoài nước biết đến với chất lượng cao, mẫu mã sản phẩm bền đẹp.

Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Hà còn hỗ trợ đào tạo nghề cho thế hệ trẻ ở địa phương và những người có đam mê nghề dệt lụa, với mong muốn nghề dệt sẽ không ngừng phát triển và mở rộng, làm giàu cho người dân và quê hương, giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống lâu đời.

Nhờ những đóng góp tích cực trong phát triển làng nghề truyền thống mà nhiều năm liền ông được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc. Ông còn vinh dự đoạt một số giải thưởng như: Giải thưởng Trí thức tiêu biểu thời đại Hồ Chí Minh; danh hiệu Nghệ nhân làng nghề truyền thống Việt Nam; danh hiệu “Thương binh sản xuất, kinh doanh giỏi Thủ đô” cùng nhiều giải thưởng khác.

Về với Vạn Phúc hôm nay, đến đầu làng đã nghe thấy tiếng dệt lụa rộn ràng, không khí nhộn nhịp, tấp nập của những cửa hàng buôn bán, giới thiệu sản phẩm. Nơi đây hiện có gần 800 hộ dân làm nghề dệt, hằng năm sản xuất khoảng 3 triệu mét vuông lụa; mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, mua sắm sản phẩm lụa tơ tằm… Có được thành quả đó, một phần là nhờ công sức của cựu chiến binh Phạm Khắc Hà đã giữ gìn, phát triển kỹ thuật dệt lụa mà cha ông truyền lại từ bao đời.

                                                                                           Theo: laodong.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.521.549
Tổng truy cập: