NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Ông chủ Thêu Việt: Níu giữ “hồn Việt” ở lại trong tim người Việt bằng những bức tranh thêu
(Ngày đăng: 24/08/2017   Lượt xem: 632)

Anh Nguyễn Văn Công- Tổng Giám đốc công ty Cổ phần tinh hoa nghệ thuật Thêu Việt là người luôn khát khao lưu giữ những giá trị truyền thống, níu giữ, bảo tồn tâm hồn người Việt trong những bức tranh thêu tay.

Không phải là người sinh ra từ làng nghề thêu nhưng anh Nguyễn Văn Công có đam mê với tranh thêu từ khi còn bé. Anh luôn có những cảm nhận đặc biệt đối với những  đường kim mũi chỉ và những sản phẩm thêu tay trong suốt quá trình từ khi anh đang ngồi trong ghế nhà trường, những đường nét chỉ thêu luôn mang đến cho anh những cảm hứng đặc biệt.

Thế rồi vào những năm 90 của thế kỷ trước, khi còn là sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội- chuyên ngành Hệ thống điện, những mối nhân duyên đưa anh đến với nhiều người bạn học về mỹ thuật. Khi ở chung với một số người bạn học tại khu ký túc xá trường Đại học Mỹ thuật (Yết Kiêu, Hà Nội), anh lại có cơ hội tiếp xúc với hội họa, điêu khắc và niềm đam mê hội họa càng thắp sáng lên trong anh. Cái đẹp trong hội họa mỗi ngày một thúc giục anh. Ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, anh tham gia làm ảnh truyền thần trên đá,  ở các xưởng điêu khắc trên phố Hàng Bạc, Hàng Mắm và bằng bàn tay tài hoa cùng cảm nhận đặc biệt về nghệ thuật, anh đã tạo ra được nhiều tác phẩm nghệ thuật chân dung trên đá trước khi ảnh chân dung men sứ ra đời ở thế kỷ trước.

Đam mê cứ đeo bám lấy anh không thể dứt rời và từ đó anh ôm ước mơ cháy bỏng được làm việc gì đó liên quan đến nghệ thuật hội họa.

Năm tháng qua đi, anh Công làm công việc kỹ sư điện sau khi ra trường và trở thành một doanh nhân thành công ở nhiều lĩnh vực khác nhau và xây dựng được một chuỗi công ty làm ăn phát đạt. Thế nhưng trong anh vẫn canh cánh không nguôi một giấc mộng về nghệ thuật. Công việc kinh doanh không làm cho anh quên đi hoài bão của mình, cũng không thể dập tắt những suy tưởng lãng mạn về nghệ thuật...

12
Anh Nguyễn Văn Công- Tổng Giám đốc công ty Cổ phần tinh hoa nghệ thuật Thêu Việt

Nhân duyên đến từ những đam mê

Cho đến một ngày, anh Công xây ngôi nhà mới, anh nghĩ đến việc mua tranh để trang trí cho không gian ngôi nhà của mình. Anh đặc biệt không nhìn thấy vẻ đẹp bền bỉ nào theo thời gian qua những bức tranh chụp, tranh đá hoặc tranh vẽ, anh nghĩ đến những đường nét thêu tay từ xa xưa và tìm kiếm những bức tranh thêu truyền thống, thứ mà anh cho rằng nó có vẻ đẹp bền bỉ không chỉ ở bố cục, màu sắc mà nó còn chứa đựng cả một giá trị văn hóa truyền thống.

Ý tưởng này dẫn anh đến những làng nghề thêu truyền thống. Anh đã thực sự sững sờ khi thấy các làng nghề thêu giờ đã dần bị mai một, thất truyền, thậm chí một số làng nghề nổi tiếng xưa kia và trong thơ ca mà anh học trong sách từ khi còn bé cũng “biến mất”.

“Thật không thể diễn tả nổi cảm xúc của tôi lúc đó, khi thấy những giá trị truyền thống của dân tộc dần mất đi trước mắt mình. Những làng nghề truyền thống bán tranh, những nghệ nhân xưa trở thành những công nhân may mặc cặm cụi bên chiếc máy khâu, những đôi bàn tay khéo léo giờ gánh gồng rau đi bán..”, anh Công tâm sự.

Làm sao có thể làm sống lại nghề thêu ở các làng nghề nơi đây? Làm sao có thể bảo tồn được một nét văn hóa nghệ thuật dân gian đang sắp bị thất truyền? Câu hỏi ấy cứ xoắn lấy suy nghĩ của anh trong những ngày sau đó. Ngôi nhà mới chưa tìm được bức tranh thêu nào ưng ý, nhưng giờ đây việc trang trí cho một không gian nhỏ bé của bản thân anh không còn quan trọng. Điều quan trọng hơn đối với anh lúc này là làm sao có thể níu giữ “hồn Việt” ở lại trong tim người Việt!

Đang trong lúc hoang mang với nhiều ý nguyện canh cánh trong lòng, tình cờ anh gặp Thạc sỹ, họa sỹ Trần Gia Huy, lúc ấy đang là giảng viên Mỹ thuật của trường đại học và nói về ý tưởng của mình, không ngờ đó cũng là những trăn trở của thạc sỹ Trần Gia Huy về nghệ thuật. Sau này anh Công cho rằng, cơ duyên đến với thạc sỹ Trần Gia Huy chính là điểm khởi đầu cho một cuộc hành trình được định sẵn để anh dong cánh buồm đi tìm lại những giá trị nghệ thuật dân gian.

Anh Cong vaf anh Huy tai xuong Theu cua cty Theu Viet
Anh Công (góc phải) và anh Huy (góc trái) luôn truyền lửa đam mê cho những người thợ thêu

Và Từ đó Công ty Cổ phần Tinh hoa nghệ thuật Thêu Việt ra đời trong những tháng ngày gian nan mà hai anh rong ruổi trên khắp các nẻo đường đi tìm hiểu nghề thêu. Hai anh đã đi về khắp các làng nghề như Quất Động – Hà Nội, Xuân Nẻo- Hải Dương, Minh Lãng – Thái Bình, Văn Lâm – Ninh Bình, …Có lẽ động lực bảo tồn nghề thêu truyền thống đã giúp anh Công và người đồng chí hướng với mình đạt được ý nguyện.

Các anh đã gặp gỡ đàm đạo và nói truyện với rất nhiều nghệ nhân lão thành trong làng thêu tay truyền thống như cụ Nguyễn Cao Bính, Thái Văn Bôn, các cụ rất ủng hộ, động viên giúp sức cho Thêu Việt xây dựng và đào tạo nên những nghệ nhân mới tâm huyết với nghề thêu. Từ con số không, đến nay Thêu Việt đã sở hữu 300 nghệ nhân có nhiều nghệ nhân trẻ đã thêu nên những bức chân dung bậc nhất trong làng thêu tay truyền thống. Nhiều người khách đặt tranh chân dung khi nhận tranh không thể hiểu được tại sao người nghệ nhân chỉ bằng kim và chỉ đã tạo nên một bức chân dung có hồn đến kỳ lạ. Và công ty tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở các làng nghề không có việc làm và quan trọng nhất là đào tạo được những lớp nghệ nhân mới tiếp nối nghề truyền thống của cha ông.

Anh không những luôn truyền lửa đam mê, lưu giữ nét văn hóa nghệ thuật thêu truyền thống, còn làm thay đổi nhận thức và định hướng cho nhiều người thợ thêu hiểu được giá trị đích thực của nghệ thuật thêu tay và đi theo con đường làm tranh thêu tay nghệ thuật.

Thương hiệu của trái tim

Khi được hỏi đến thành công của thương hiệu tranh thêu tay cao cấp Thêu Việt, anh Công vẫn hay đùa rằng, đó là “thương hiệu của trái tim”, bởi anh đã làm nên một Thêu Việt bằng nhiệt huyết và đam mê bằng cả trái tim mình.

Mua hoa da quy

                      "Mùa hoa Dã quỳ" -  Tranh thêu tay cao cấp Thêu Việt

Chon yen binh

Những tác phẩm nghệ thuật có thể khiến người xem xúc động bởi nghệ thuật ẩn chứa sau nó
1
                                         Các nghệ nhân thêu tay vẽ tranh bằng chỉ

Mới 4 năm trôi qua, tranh thêu tay cao cấp Thêu Việt đã trở thành dòng tranh thêu tay có thương hiệu bậc nhất Việt Nam không chỉ bởi giá trị nghệ thuật về mặt hội họa do các họa sỹ sáng tác mà còn bởi giá trị nghệ thuật được các nghệ nhân thêu tay vẽ nên bằng chỉ.

Đối với anh Công, bức tranh nếu chỉ thỏa mãn được yếu tố “nhìn” của người sử dụng thì không phải là nghệ thuật và không phải là điều khiến chính bản thân anh thỏa mãn. Anh đã cùng những người đồng nghiệp của mình nghiên cứu để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có thể khiến người xem xúc động bởi nghệ thuật ẩn chứa sau nó.

Tranh thêu tay Thêu Việt được đông đảo người yêu nghệ thuật ưa chuộng bởi thiết kế hoàn hảo, kỹ thuật tinh xảo và bởi yếu tố phong thủy trong từng bức tranh. Công ty cổ phần tinh hoa nghệ thuật Thêu Việt là những nhà cung cấp chính về tranh thêu cho văn phòng chủ tịch nước, văn phòng chính phủ và các cơ quan ban ngành…

Bản thân một món quà không phải là quà, mà là ở trong nó chứa một món quà khác nó chứa đựng “ cả một giá trị lớn về nghệ thuật, giá trị văn hóa ,chứa đựng cả một tấm lòng và trái tim của người tặng”. Với suy nghĩ đó, từng tác phẩm của Thêu Việt luôn chứa đựng giá trị nghệ thuật và giá trị tâm hồn người Việt. Ngoài mầu sắc phong thủy được chọn cho phù hợp với chủ nhân sở hữu bức tranh, Thêu Việt còn hướng tới ý nghĩa của văn hóa Việt Nam gắn liền với truyền thống để mang đến những khát vọng đạt được cho người treo tranh. Chính vì vậy tranh thêu tay Thêu Việt càng ngày, càng khiến cho người yêu nghệ thuật say đắm.

image1
Cúp vàng ghi nhận Tranh thêu Thêu Việt là thương hiệu truyền thống và báu vật gia truyền nổi tiếng Việt Nam

Đi cùng với những khát khao lưu giữ những giá trị truyền thống, anh Nguyễn Văn Công, ông chủ của thương hiệu tranh thêu tay Thêu Việt đã là người thắp lửa lên tranh để sáng mãi giá trị truyền thống nghề thêu.

                                                                                               Theo: Giadinhvietnam.com

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.500.091
Tổng truy cập: