NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
"Nghệ nhân" của bản nghèo
(Ngày đăng: 07/04/2016   Lượt xem: 560)

Bằng niềm đam mê các nhạc cụ dân tộc, nhiều năm qua, anh Hồ Văn Chung (1967) ở thôn Cu Ty, xã Hướng Lộc, H. Hướng Hóa đã rong ruổi khắp miền tây Quảng Trị để biểu diễn các ngón đàn, điệu khèn mê đắm lòng người trong những đêm diễn ra lễ hội vùng cao hay các dịp cưới hỏi bản địa mà không màng đến tiền nong, công cán. Bắt chước người dân ở đây, tôi gọi anh là nghệ nhân của bản nghèo...

Cu Ty một chiều nắng gắt. Hồ Văn Chung đón tôi bằng giai điệu Tà Oải man mác núi rừng. Trong căn nhà sàn vách gỗ rợp bóng tràm lai đang lố nhố những người già, trẻ nhỏ chăm chú lắng nghe "nghệ nhân" duy nhất của bản mình đàn hát, thổi khèn bè véo von. Vốn là con em người đồng bào Vân Kiều nên từ nhỏ Hồ Văn Chung đã biết và sử dụng được những nhạc cụ dân tộc mình như: Khèn bè, đàn Ta lư, chiêng, thanh la...

Cũng chính nhờ những "tài lẻ" đàn hay, hát giỏi đó, Hồ Văn Chung đã chiếm được rất nhiều cảm tình của các cô gái miền sơn cước; để rồi năm 20 tuổi anh đã "cưa đổ" cô gái Vân Kiều đẹp nhất nhì bản, bây giờ đã là vợ của anh. Hồ Văn Chung nhớ lại: "Từ nhỏ mình đã biết sử dụng một số nhạc cụ dân tộc nhờ sự bày vẽ của cha mình. Lúc nào lên nương, bên trong a-chói của cha mình đều có chiếc khèn bè và cây đàn Ta lư, lúc nghỉ ngơi ông đàn, thổi một vài điệu nhạc để khuây khỏa nỗi mệt nhọc. Cũng chính nhờ những buổi lên nương đó, mình mới biết đàn, biết thổi các điệu nhạc của dân tộc Vân Kiều mình."

Hồ Văn Chung nói, các nhạc cụ dân tộc đời xưa bây giờ còn giữ lại được đó chính là tinh hoa, là bản sắc văn hóa, là hồn cốt của mỗi dân tộc vùng cao. Việc lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc đó cũng là nhiệm vụ cấp thiết với mong muốn không đánh mất đi nguồn cội và mai một dần những giá trị văn hóa tinh thần mà cha ông mình để lại. Chính suy nghĩ đó nên Hồ Văn Chung rất ý thức việc cần phải lưu giữ, truyền đạt, khơi dậy nét văn hóa truyền thống đã qua cho thế hệ con em sau này biết mà níu giữ, phát huy.

Niềm vui mỗi ngày của anh Hồ Văn Chung là cất lên những điệu nhạc truyền thống dân tộc mình.

Theo ông Hồ Xuân Lợi, Chủ tịch UBND xã Hướng Lộc, Hồ Văn Chung là một trong số ít người Vân Kiều, Pa Cô nơi đây biết làm các nhạc cụ dân tộc và sử dụng chúng thành thạo. Vì thế mỗi khi ở xã có biểu diễn văn nghệ hay các dịp diễn ra lễ hội vùng cao, xã đều "bắt cóc" anh Hồ Văn Chung đi diễn. Nhiều lần anh được mời sang các bản làng biên giới của nước bạn Lào để biểu diễn, giao lưu văn nghệ. Anh Chung thường tâm sự, điều làm anh nghĩ ngợi, đau đáu bấy lâu nay là thế hệ trẻ bây giờ rất ít người mặn mà với các nhạc cụ của dân tộc mình. Chúng tôi biết đó không chỉ là nỗi buồn của riêng anh mà còn là nỗi buồn của những người trót nặng lòng với nét văn hóa độc đáo, chân chất, nồng hậu trong đời sống của đồng bào các dân tộc vùng cao...

                                                                                 Theo cadn.com.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.493.378
Tổng truy cập: