NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo Người thổi hồn cho những khúc gỗ.
(Ngày đăng: 05/01/2016   Lượt xem: 3355)

Langnghevietnam.vn- Vicrafts.vn - Hơn 20 năm gắn bó với nghề điêu khắc gỗ, gia tài của nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo là hàng nghìn sản phẩm và uy tín với bạn hàng ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Qua bàn tay anh, những gốc cây, thân gỗ đã trở thành tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.

                                  Nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo (trái) bên sản phẩm

Duyên và nghiệp

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo tâm sự  thuở nhỏ rất thích đục đẽo, chạm khắc cây gỗ thành những hình thù lạ mắt. Đến khi tốt nghiệp THPT, anh quyết định thi vào Trường Kỹ thuật chế biến gỗ Trung ương (Hà Nam). Ra trường với tấm bằng đỏ, Nguyễn Hữu Thạo quyết định vào TP.HCM lập nghiệp, thay vì ở lại trường làm giáo viên như được đề cử.

Hồi mới “Nam tiến”, nghệ nhân Thạo xin vào làm công cho các công ty chuyên về điêu khắc gỗ. Suốt gần 5 năm vừa học vừa làm, anh đã tích lũy khá nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Một lần tình cờ theo người bạn vào nhà thờ, thấy nơi đây có nhiều bức tượng thánh, nhà tạm, tòa giảng... làm từ thạch cao, nghệ nhân Thạo chợt nghĩ nếu dùng gỗ làm tượng thì tác phẩm không chỉ bền, đẹp hơn mà lại có mùi thơm. Nghĩ là làm, anh thử dùng gỗ để làm tượng và những vật dụng dành cho những nơi tôn nghiêm như chùa, nhà thờ…

                                                            Tượng Chúa Giêsu

Năm 1997, anh quyết định thôi làm công để mở cơ sở riêng với dòng sản phẩm hướng đến là mỹ thuật thánh. Gom góp số vốn ít ỏi từ những năm làm công, anh thực hiện ước mơ của mình.

Ba lần gây dựng lại sự nghiệp

Để đạt được những thành quả trên anh đã phải trải qua ba lần gần như phá sản. Lần đầu do kinh nghiệm còn non trẻ với đồng vốn còn quá ít ỏi. Nhớ lại thuở mới “ra nghề”, nghệ nhân Thạo vẫn cho rằng đó là bài học lớn nhất anh rút ra được khi khởi nghiệp. Vì quen làm hàng chợ trước đó mà khi đến với dòng mỹ thuật tâm linh, thói quen không chăm chút sản phẩm đã dẫn đến thất bại. Những sản phẩm đầu tay như tượng Chúa, Đức Mẹ, tủ gỗ... ra đời nhưng khi tiếp thị đến các nhà thờ, anh đều nhận những cái lắc đầu vì “tác phẩm nhìn không có hồn”. Thế là chỉ một năm sau, anh trắng tay.

Quyết gây dựng lại, anh ngày đêm trăn trở tìm nguyên nhân thất bại và đúc kết rằng sản phẩm không tiêu thụ được do thiếu sự đầu tư chiều sâu về mỹ thuật, nghệ thuật thánh đòi hỏi nghệ nhân phải thể hiện được cái thần, cái hồn trong từng đường nét. Tìm được nguyên nhân rồi, anh bắt tay vào khắc phục. Thay cho những đường nét chạm trổ thô, thiếu tính nghệ thuật và không có hồn như ngày trước, anh cẩn thận, chăm chút từng chi tiết nhỏ, nhất là những đường cong trên mắt, mặt và cả những thớ thịt trên tượng Chúa. Chỉ vài tháng sau, tác phẩm Chặng đường thánh giá được Giáo xứ Trung Chánh - Hóc Môn (TPHCM) đặt hàng. Từ thành công ban đầu, thông qua các nhà sách giáo lý, anh đã tiếp thị sản phẩm của mình đến được với nhiều nhà thờ, giáo xứ.

Lần thứ hai, nghệ nhân Thạo bị phá sản là do đối thủ lớn cạnh tranh khốc liệt bằng mọi hình thức. Nhưng khi kinh nghiệm và mối quan hệ đã tương đối, sự vấp ngã ấy chỉ khiến anh quyết tâm đứng dậy. Lần thứ ba phá sản là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Đúng là quá tam ba bận nhưng không làm nản lòng nay anh đã khẳng định được chính mình tại nơi đất khách quê người. Trải qua hơn hai mươi năm nhìn lại một chặng đường đã đi qua nhiều lúc anh tự động viên khích lệ mình bằng những thành qủa đã đạt được là những học trò, đặc biệt là những học trò thiếu khuyết tật của mình đã thành đạt có công ăn việc làm và phát triển được nghề mà anh đã truyền đạt cho họ.

Một số tác phẩm;


                               Tượng Chúa


Danh tiếng vượt biên giới

Hiện nay, Cơ sở điêu khắc Thiên Phú Thạo của nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo là “địa chỉ đỏ” cho các sản phẩm tâm linh bằng gỗ của nhiều nhà thờ, nhà chùa ở phía Nam và Bắc.  Những tác phẩm tượng thánh, tượng phật được tạo nên bằng những bàn tay khéo léo của người nghệ nhân cùng với lòng đam mê nghề nghiệp, anh gần như đã gửi chọn lòng đam mê nghề nghiệp của mình vào trong đó, được thể hiện qua đường nét gần gũi của tượng tâm linh với đời thường.

Không chỉ giỏi nghề, say nghề mà nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo còn rất chú ý trong việc truyền dạy nghề và tạo cơ hội cho học viên được làm nghề. Điểm nổi bật ở tượng gỗ Thiên Phú Thạo là được tạo ra từ sự khéo léo và chung sức của những nghệ nhân và người khuyết tật do nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo đào tạo, chỉ dẫn. Những người khuyết tật ấy tuy đôi chân họ không đi lại được như những người bình thường nhưng bù lại có khối óc và đam mê sáng tạo. Hai bàn tay họ đã tạo nên những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc có hồn mang một nét riêng giải thoát, an lạc của tượng.

Không chỉ “an bài” với thị trường trong nước, nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo còn mở rộng quy mô sản xuất, xuất khẩu sang: Trung Quốc, Đài Loan, Ân Độ, Hàn Quốc... Ngày 29/6/2010, nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo xuất sắc giành danh hiệu Sản phẩm tinh hoa làng nghề Việt. Ngày 29/06/2011, Thiên Phú Thạo ghi tên mình vào top 100 nhà cung cấp đáng tin cậy ở Việt Nam. Nghệ nhân Nguyễn Hữu Thạo xứng đáng là tấm gương về nghị lực sống, về lao động nghệ thuật hăng say, hết mình vì cái đẹp.

                                                                                           Bài và hình:VÂN NGUYỄN

 Có thể bạn quan tâm:
Nguyễn Hữu Thạo - Người thổi hồn tượng Thánh

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

24
Đang xem:
72.474.007
Tổng truy cập: