NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
“Vua” chế tác đàn đất cố đô
(Ngày đăng: 03/11/2015   Lượt xem: 784)

Tài chế tác đàn cổ của nghệ nhân Trương Hữu Hòa hiếm người sánh kịp và những chiếc đàn do ông làm ra không chỉ được ưa chuộng ở trong nước mà còn có mặt ở nhiều nơi trên thế giới.

Nặng lòng với nghiệp của cha ông

Tiệm chế tác đàn Chiêm Huế của nghệ nhân Trương Hữu Hòa nằm ở thôn Lại Thế, xã Phú Thượng (Phú Vang, Thừa Thiên- Huế). Đó là một căn phòng nhỏ lụp xụp và bề bộn, nhưng khách hàng lui tới rất đông. “Tôi theo nghề vì niềm đam mê và vì trách nhiệm giữ gìn nghề của cha ông nên không đặt nặng chuyện kinh tế mà lấy nghệ thuật để nuôi nghệ thuật”- ông Hòa chia sẻ.

“vua” che tac dan dat co do hinh anh 1

Nghệ nhân Trương Hữu Hòa đang chỉnh âm chiếc đàn bầu vừa chế tác.  Ảnh:  An Sơn

Xuất thân trong gia đình có ông nội và cha là những nghệ nhân chế tác đàn cổ nổi tiếng, từ khi còn nhỏ, ông Hòa đã mê mẩn những nhạc khí cổ truyền của dân tộc. Từ niềm đam mê đó, năm 12 tuổi, ông xin ông nội và cha mình cho theo học nghề chế tác đàn. Sở hữu năng khiếu bẩm sinh cộng với sự cần cù học hỏi, chỉ sau một thời gian ngắn theo học, ông đã tự tay chế tác được những loại đàn cổ như tỳ bà, tranh, bầu, nhị, nguyệt… Từ năm 1988, ông Hòa được cha mình cho kế nghiệp tiệm đàn Chiêm Huế.

Những chiếc đàn cổ do ông làm ra cho âm thanh cực chuẩn nên được các nghệ nhân, nghệ sĩ gạo cội trên cả nước đặt hàng. Tại Huế, ông gần như là “nhà cung cấp độc quyền” các loại đàn cổ cho các đơn vị, nghệ nhân, nghệ sĩ gắn bó với các loại hình nghệ thuật truyền thống như ca Huế, nhã nhạc cung đình Huế. Sau gần 30 năm theo nghiệp cha ông và chế tác hàng nghìn chiếc đàn cổ cho khách hàng, ông Hòa được mệnh danh là “vua” chế tác đàn cổ.

Ông Hòa cho biết, để có một chiếc đàn cổ âm thanh chuẩn đòi hỏi người chế tác đàn có khả năng thẩm thấu âm thanh tinh tế, điêu luyện. Muốn có được điều đó, ngoài năng khiếu thì người làm đàn phải không ngừng nghiên cứu, học hỏi về kỹ năng chỉnh âm, đồng thời am hiểu nhiều lĩnh vực khác như chạm, cẩn, điện, điện tử, rèn... “Mỗi chiếc đàn chế tác, tôi đều gửi gắm tâm hồn mình vào đấy nên hình thức và chất lượng âm thanh bao giờ cũng chuẩn”- ông Hòa tâm sự.

Đàn cổ xuất ngoại và nỗi lo thất truyền

Những chiếc đàn cổ do ông Hòa làm ra được coi như những tuyệt tác âm thanh và đưa tên tuổi của ông vươn ra quốc tế. Rất nhiều đàn cổ của ông đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… Những chiếc đàn cổ xuất ngoại đã góp phần giúp khán giả thế giới biết đến trí tuệ, tài năng của nghệ nhân nước Việt.

Ông Hòa kể, cách đây mấy năm, một người đàn ông Pháp chuyên sưu tầm đàn cổ tìm gặp ông đặt làm một chiếc đàn tam Huế. Đây là loại đàn cổ đã vắng bóng trong dân gian và vị khách này biết đến nhờ một bức ảnh tư liệu. Sau khi xem bức ảnh, ông Hòa nhận lời và hẹn vị khách 10 ngày sau đến nhận đàn. Mặc dù chưa từng chế tác loại đàn cổ này, nhưng với kinh nghiệm của mình, chỉ trong vài giờ đồng hồ nghiên cứu, ông Hòa đã tìm ra cách làm đàn. Khi nhận đàn, vị khách người Pháp trầm trồ khen ngợi hình thức, âm thanh tuyệt vời của cây đàn cũng như tài năng siêu việt của ông Hòa.

Biết đến tài năng chế tác đàn cổ của ông, cách đây 6 năm, một doanh nghiệp Nhật Bản đề nghị ông ký hợp đồng sản xuất đàn cho họ bán ra thị trường, nhưng ông đã từ chối. Nguyên nhân: Ông biết nếu làm thế sẽ giàu to nhưng lại đánh mất thương hiệu do “sản phẩm của mình nhưng gắn thương hiệu người ta”. Vì thế, sau hơn 30 năm theo nghiệp chế tác đàn cổ, cuộc sống của gia đình ông chẳng lấy gì làm sung túc, nhưng ông Hòa chẳng bao giờ bận tâm về điều này. 

Điều khiến ông Hòa trăn trở và lo nhất hiện nay là việc thế hệ trẻ không mặn mà với nghề  này. Ông trầm tư: “Từng có nhiều người trẻ theo tôi học nghề, tôi dốc sức truyền dạy nhưng chỉ được một thời gian ngắn họ đã nản lòng. Do vậy, suốt mấy chục năm qua tôi luôn trong cảnh một mình một tiệm. Tôi đang lo rồi một ngày không còn ai biết chế tác đàn cổ nữa”.


Rất nhiều đàn cổ của ông đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… theo đơn đặt hàng. Những chiếc đàn cổ này xuất ngoại đã góp phần giúp người dân thế giới biết về trí tuệ, tài năng của nghệ nhân nước Việt. 

                                                                                                                            Theo: danviet.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

32
Đang xem:
72.520.408
Tổng truy cập: