NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Người giữ hồn cho lụa truyền thống Vạn Phúc
(Ngày đăng: 07/10/2015   Lượt xem: 536)
Là một trong 10 gương mặt công dân ưu tú của Thủ đô năm 2015, cũng là người tiếp nối xưởng dệt truyền thống của nghệ nhân Triệu Văn Mão (P. Vạn Phúc, quận Hà Đông), nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm luôn đau đáu công việc gìn giữ nghề dệt lụa tơ tằm.

Với chị mỗi khung cửi, mỗi sợi tơ như mạch máu trong cơ thể, nó nuôi dưỡng niềm đam mê, khát khao được cống hiến, gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống đã được cha ông truyền lại.

Luôn trăn trở với nghề, vì thế, khi phát hiện ra những mẫu vải cổ, hoặc có những gia đình gửi mẫu vải lụa từ thời xưa nhờ phục dựng lại, nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm luôn cố gắng hết mình. Chị phải đến từng gia đình trong làng, hỏi các cụ cao niên để họ truyền lại và chia sẻ những kinh nghiệm làm nên loại lụa truyền thống. Thậm chí, nhiều mẫu chị phải mất đến cả năm trời mới khôi phục được, khi thành công nó đã trở thành đứa con tinh thần, là động lực thôi thúc chị tìm cái mới, phục dựng cái mới.

Nhờ vậy chị đã phát triển được nhiều mẫu lụa quý hiếm bằng nguyên liệu tơ tằm 100% như vân quế hồng diệp, lụa vân triện thọ, lụa vân băng hoa, lụa vân long phượng mây bay, lụa vân song hạc, lụa vân mai thọ, lụa sa đuôi công to, lụa vân lưỡng long song phượng, lụa vân lưỡng long song thọ... Với tổng cộng hơn 20 sản phẩm lụa quý hiếm, được phục chế không chỉ bởi cách dệt thủ công, tạo ra mặt hàng tinh xảo, màu sắc êm dịu mà còn bởi các hoa văn mang nét văn hóa Việt.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm cho biết: “Để duy trì được nghề dệt truyền thống của cha ông, đưa làng nghề dệt Vạn Phúc phát triển như hiện nay, đó là cả một sự cố gắng, đồng lòng của toàn thể người dân làng nghề, cùng sự định hướng, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, điều mà các hộ gia đình ở làng nghề lo lắng nhất là nguồn nguyên liệu không ổn định; việc xử lý nguyên liệu còn rất thủ công do chưa hình thành được các cơ sở, nhà máy chế biến và xử lý. Mặt khác, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp đa số là nhỏ. Lực lượng lao động phần lớn được đào tạo theo phương pháp truyền nghề, sản xuất hộ gia đình, chưa có trường lớp đào tạo chính quy, vì thế làng nghề đang gặp rất nhiều thách thức trước sự hội nhập quốc tế”.

Hiện Nghệ nhân Nguyễn Thị Tâm là chủ cơ sở dệt lụa tơ tằm Triệu Văn Mão, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Hà Nội, thành viên BCH Hiệp hội thủ công mỹ nghệ làng nghề Hà Nội, Ủy viên Ủy ban MTTQ quận Hà Đông, Ủy viên Ủy ban MTTQ phường Vạn Phúc, đại biểu HĐND phường Vạn Phúc nhiệm kỳ 2011 - 2016. Năm 2006 chị đã đoạt giải "Ngôi sao Việt Nam" tại Huế; 2 lần nhận giải "Bông hồng vàng Thủ đô", được UBND thành phố tặng bằng khen và tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội, Hội Phụ nữ thành phố Hà Nội tặng giấy khen vì đã có thành tích đóng góp cho phong trào phụ nữ Thủ đô. Mới đây, chị được trao tặng danh hiệu nữ Công dân Thủ đô Ưu tú 2015.

                                                                                                                                     Theo: laodongthudo.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.520.608
Tổng truy cập: