NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Gặp nghệ nhân hơn 45 năm gắn bó với nghề mộc
(Ngày đăng: 20/07/2015   Lượt xem: 847)
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Phùng Văn Dích vừa là người “truyền lửa” vừa là “người giữ lửa” nghề mộc ở Bích Chu với hơn 45 năm kinh nghiệm trong nghề.

Sinh ra và lớn lên ở thôn Bích Chu, xã An Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đất ít, ruộng thiếu, vì vậy mà người dân nơi đây từ lâu đời đã gắn bó với cây, với gỗ. Chính vì thế mà nghệ nhân Phùng Văn Dích sinh năm 1954 cũng như bao người dân Bích Chu luôn trân trọng nghề, cần mẫn phát huy nghề truyền thống mà cha ông đã gây dựng.

Ông Dích chia sẻ: “Làng nghề mộc Bích Chu đã có vài trăm năm tuổi, nghề ở đây cha truyền con nối gia đình tôi làm nghề mộc ít nhất cũng được 200 năm cứ cha truyền con nối, tôi có 4 người con thì người con trai cả Phùng Văn Huy nối nghiệp tôi.”

Gặp nghệ nhân hơn 45 năm gắn bó với nghề mộc - Ảnh 1   

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Phùng Văn Dích được trao tặng rất nhiều bằng khen của huyện, của tỉnh… trao tặng về tay nghề của mình.

Ông Dích sinh năm 1954 ông bắt đầu làm mộc năm 12 tuổi, đã có gần 50 năm tuổi nghề. Từ nhỏ, ông theo cha rong ruổi khắp nơi để học và chế tác sản phẩm. Trứơc kia gia đình ông chuyên làm các sản phẩm truyền thống gồm sập, gụ, tủ chè và đồ thờ như: Ngai, án gian, hoành phi, câu đối, cuốn thư, sập thờ… nhưng 15 năm trở lại đây ông chuyển sang làm nhà cổ.

Trong làng ít người theo làm nhà cổ vì nó đòi hỏi người làm phải thật sự tinh tế và khéo léo. Bốn năm trước ở huyện có mở một lớp nâng cao trình độ tay nghề, trau dồi cho các bạn trẻ trong nghề mộc và ông đã được mời tới truyền đạt những kinh nghiệm mà mình tích lũy trong nghề.

   Gặp nghệ nhân hơn 45 năm gắn bó với nghề mộc - Ảnh 2

Những đồ vật bằng gỗ trong gia đình từ lớn tới nhỏ đều do ông và con trai tự làm.

   Gặp nghệ nhân hơn 45 năm gắn bó với nghề mộc - Ảnh 3

Từ cây cột tới dặng hành của ngôi nhà ông đều được ông đục đẽo một cách tỉ mỷ, khéo léo.

Gần 50 năm qua, ông Dích luôn say mê, cần mẫn “gửi” đam mê vào từng thớ gỗ. Ông có thể làm bất cứ sản phẩm nào từ đơn giản đến phức tạp, từ cổ tới kim, sản phẩm của Châu Á, Châu Âu... Để làm ra đồ gỗ đẹp, tinh xảo đòi hỏi người thợ phải bền bỉ, khéo léo, tính toán căn cơ chuẩn mực trong từng chi tiết, đồng thời cũng tốn rất nhiều thời gian. Sản phẩm do ông làm ra đều được người trong nghề cũng như khách hàng đánh giá rất cao về kỹ, mỹ thuật. Năm 2010 ông đạt giải doanh nhân tiêu biểu 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, 2012 được công nhận là nghệ nhân làng nghề Việt Nam…

   Gặp nghệ nhân hơn 45 năm gắn bó với nghề mộc - Ảnh 4

Một trong những bằng khen của ông Dích về tay nghề của mình.

Từ nhiều năm nay ông cùng con trai và những người thợ trong làng đã trực tiếp thi công nhiều công trình di tích lịch như: nhà truyền thống Phú Riềng Đỏ, đền tưởng nhớ các vua Hùng ở Bình Phước, nhiều công trình đề chùa, nhà cổ ở nhiều nơi khác

Nói về thành tựu đạt đựợc trong nghề ông quý nhất là được đi dự Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VIII ông kể: “đó là niềm vui niềm hạnh phúc nhất trong nghề, được Thủ tứơng viết giấy mời, ngôi trên xe mà rơi nước mắt vì mình chỉ là người dân lao động, yêu nghề nghiệp mà được đi dự Đại hội. Đi xe thì có xe cảnh sát dẫn đường, ưu đãi đặc biệt tới trung tâm Hội nghị Quốc gia được ăn cơm của Chính phủ mời hạnh phúc lắm, hãnh diện lắm.”

    Gặp nghệ nhân hơn 45 năm gắn bó với nghề mộc - Ảnh 5
Tấm ảnh lần ông đi dự Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VIII, ông Dích đứng đầu tiên hàng giữa nhìn từ bền phải.

Chia sẻ tin tức về những khó khăn mà ông đã trải qua trong nghề ông nói: “khó khăn nhất là thời bao cấp, gỗ ra nhận ở ngoài đình làm xong đem ra đình nhập, muốn làm nữa cũng không có nguyên liệu, thu nhập không đủ tiêu vì vậy làm xong mọi người lại chuyển đi nơi khác làm thuê làm mướn. Hết thời bao cấp thì khó khăn về vốn, hàng thì ứ đọng không bán được, ruộng thì không có nên lại đi làm thuê ở địa bàn khác kiếm vốn về làm tiếp.”

Ở trong làng ông rất được mọi người quý mến, ai cần hỏi gì ông đều chỉ bảo nhiệt tình. Thậm chí ông còn thiết kế hộ một số gia đình muốn xây nhà theo phong cách nhà cổ mà không lấy tiền.

Hiện nay, nghề mộc của Bích Chu đang gặp rất nhiều khó khăn do thiếu mặt bằng, thiếu vốn sản xuất. Cùng với đó, người dân trong làng luôn phải sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn và bụi chà gỗ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước thực trạng này, ông Dích và những người dân nơi đây mong được tạo điều kiện vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và sớm tìm cách khắc phục được tiếng ồn, bụi bẩn.

                                                                                            Theo: nguoiduatin.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.519.024
Tổng truy cập: