NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Gặp gỡ nghệ nhân hơn 80 năm đi giữ hồn cho hát tuồng
(Ngày đăng: 03/04/2015   Lượt xem: 513)
Để bảo tồn, giữ gìn nét văn hóa dân gian của dân tộc và để hát Tuồng của người dân xã Phú Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) có thể được hát mãi, bao năm nay nghệ nhân Phạm Bá Hoạt (87 tuổi) vẫn miệt mài, cần mẫn giữ gìn những điệu tuồng, những nhạc cụ tuồng để truyền lại cho con cháu đời sau.

Nằm về phía Tây chân đèo Lý Hòa, hàng trăm năm nay, xã Phú Trạch vẫn nỗi tiếng gần xa với những gánh hát tuồng làm mê mẫn, nức lòng bà con khắp gần xa. Theo các vị cao niên hát tuồng của làng Đông Duyệt 1, xã Phú Trạch, hát Tuồng được hình thành cách đây gần 300 năm vào thời Trịnh -  Nguyễn phân tranh.

Trải qua bao đời, những điệu tuồng cổ nay đã bị thất truyền đi nhiều và chỉ còn khoảng 6 vị cao niên là còn giữ lại được qua trí nhớ minh mẫn của mình. Trong đó có cụ ông Phạm Bá Hoạt, người mà bao năm nay được xem như là người giữ hồn cho hát tuồng Phú Trạch.

Gặp gỡ nghệ nhân hơn 80 năm đi giữ hồn cho hát tuồng - Ảnh 1

Nghệ nhân hát tuồng Phạm Bá Hoạt và bộ trang phục hát tuồng được ông cất giữ qua nhiều năm tháng.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hát Tuồng, từ nhỏ cụ Phạm Bá Hoạt đã được theo ông nội và cha đi biểu diễn khắp nơi cùng với gánh hát của làng Đông Duyệt 1. Khi mới lên 10 tuổi, cụ Hoạt đã được ông nội cho đi theo gánh tuồng của làng và vai đầu tiên mà ông được đóng là một vai “chèo” trong một vở hát tuồng.

Vì được tiếp cận và biết đến tuồng từ rất sớm, nên những vở tuồng, những điệu hát tuồng dường như đã ngấm vào máu thịt ông và đi gần như suốt cuộc đời của cụ Phạm Bá Hoạt.

Năm 1947, giặc Pháp chiếm làng và đốt tượng ông Tổ hát tuồng của làng cùng với nhiều cuốn sách ghi các vở tuồng cổ. Cụ Hoạt bồi hồi nhớ lại: “Lúc đó tôi cùng với cha đang tản cư trên Bồng Lai nên chỉ đem theo ít nhạc cụ và đã mang chôn để giấu đi. Nhưng chỉ giữ lại được một ít dụng cụ như bộ gõ, đàn nhị, đàn bầu, trang phục quần áo diễn tuồng còn lại đều bị đốt hết”.

Gặp gỡ nghệ nhân hơn 80 năm đi giữ hồn cho hát tuồng - Ảnh 2

Nghệ nhân Phạm Bá Hoạt cùng với những trang phục dụng cụ để diễn tuồng

Với niềm đam mê hát tuồng cũng như lo sợ trước sự mai một của hát tuồng Phú Trạch, nghệ nhân hát Tuồng Phạm Bá Hoạt đã không ngừng học hỏi, trau dồi từ các bậc nghệ nhân đi trước để có thể giữ lại các điệu, các vở tuồng cổ mà đến nay mà ít ai ở Phú Trạch còn biết được. Trong số đó phải kể đến các vở tuồng cổ, những điệu hát tuồng cổ như Tam Quốc, Tự Huệ, Đào Thi Phụng, Cảnh Văn, Lượng Long… Ngoài ra, các loại trang phục, khí cụ để diễn tuồng như: Quần áo, mặt nạ, trống .. vẫn còn được ông cất giữ qua nhiều năm.

Bên cạnh việc lưu giữ những vở tuồng, nhạc cụ, nghệ nhân Hoạt còn tự tay chỉ bảo những động tác, những lời hát các cho các lớp trẻ sau này. Vì thế, trải qua hai cuộc kháng chiến đầy gian khổ của dân tộc, nhưng tiếng hát tuồng của người dân làng Phú Trạch vẫn vang lên khắp các con đường, ngõ xóm. Ngày hòa bình lập lại, không nề hà tuổi cao, sức yếu, nghệ nhân Phạm Bá Hoạt đã cùng một số nghệ nhân cao tuổi trong làng thường xuyên sinh hoạt hát Tuồng, tích cực vận động các nghệ nhân cao niên trong làng tham gia vào các hoạt động hát Tuồng vào các dịp nông nhàn.

Năm 2006, không quản đường sá xa xôi, nghệ nhân Phạm Bá Hoạt đã cùng một số cao niên trong đội hát tuồng của Phú Trạch lên tận Quy Đạt (Minh Hóa) để diễn tuồng.

Gặp gỡ nghệ nhân hơn 80 năm đi giữ hồn cho hát tuồng - Ảnh 3

Niềm vui của nghệ nhân Phạm Bá Hoạt khi giữ được chiếc mặt nạ ông địa hơn chục năm qua

Tháng 9/2012, UBND xã Phú Trạch đã có quyết định thành lập Câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, đàn và hát dân ca sinh hoạt tại thôn Đông Duyệt 1, trong đó hát tuồng là một hình thức sinh hoạt văn nghệ chính của Câu lạc bộ. Nghệ nhân Phạm Bá Hoạt là thành viên cao tuổi nhất trong câu lạc bộ.

Chị Nguyễn Thị Thu Hoài, cán bộ văn hóa xã đồng thời là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: “Mặc dù tuổi đã cao nhưng nghệ nhân Phạm Bá Hoạt luôn luôn tận tình chỉ bảo các điệu tuồng, các động tác tuồng cơ bản cho lớp trẻ. Cụ luôn là người tham gia đều đặn các buổi sinh hoạt của câu lạc bộ. Không những thế, ông còn luôn trăn trở là phải làm sao để tạo được sự hứng thú cho lớp thanh niên nghe tuồng và hát tuồng, để tiếng hát tuồng không lùi xa cùng với năm tháng mà không có lớp kế cận”.

Trước khi chúng tôi tạm biệt ra về, nghệ nhân Phạm Bá Hoạt tâm sự: “Hát Tuồng là loại hình văn nghệ dân gian có nguy cơ thất truyền, bởi lối hát, lối diễn khá phức tạp, không thuận theo nhu cầu của lớp trẻ, do vậy hát tuồng ở Phú Trạch cũng như nhiều địa phương khác đã gặp nhiều khó khăn trong việc truyền dạy. Mong muốn lớn nhất của tôi bây giờ là các cấp, các ban ngành có nhiều biện pháp hơn nữa nhằm bảo tồn và giữ gìn hát tuồng Phú Trạch trước sự mai một của thời gian”.

                                                                        Theo : doisongphapluat.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.500.529
Tổng truy cập: