Ngày nay, trong các hoạt động về
kinh tế, thương hiệu đã trở thành một câu cửa miệng của các doanh nghiệp, là
một trong những lựa chọn tiêu biểu của người tiêu dùng. Thương hiệu, trở thành
một đề tài nghiên cứu nóng hổi của các chuyên gia, việc tạo dựng thương hiệu
cũng trở thành một trào lưu quốc tế. Có một thương hiệu tranh kính đã và đang
dần khẳng định được vị thế của mình trong việc thiết kế và trang trí nội ngoại
thất - đó là thương hiệu tranh kính Vinh Cô Ba.
Vinh COBA – ý nghĩa của một thương
hiệu độc quyền
Mặc dù mới được xây dựng và phát triển cách đây khoảng hơn 20 năm, chưa
thể sánh bằng vài nghìn năm, vài trăm năm như những làng nghề truyền thống khác
nhưng tranh kính điêu khắc nghệ thuật Vinh Cô Ba đang thực sự có sức lan tỏa
mạnh mẽ và được nhiều khách hàng yêu thích. Nói về cái tên thương hiệu độc đáo,
gần gũi đậm chất Việt của mình, nghệ nhân Phạm Hồng Vinh chia sẻ “Mọi người đều nghĩ tranh kính có nguồn gốc
từ Châu Âu, sau đó được du nhập vào Việt Nam nhưng thực ra tranh kính hồi đó
chỉ có các mảnh kính màu được gọt rũa và lắp ghép lại thường dùng để tranh trí
trong nhà thờ hoặc các ô cửa, tranh kính của Việt Nam là được mài và sau đó là
sơn vẽ nên có tính độc đáo và rất bền. Lựa chọn cái tên Vinh Cô Ba là nói đến
cái chất Việt, cái sự độc đáo khác biệt của dòng tranh kính này với tranh kính
của Châu Âu hay Trung Quốc”.

Chân dung nghệ nhân
Phạm Hồng Vinh
Ông Vinh bắt đầu làm tranh kính từ thập kỉ 90, đó cũng là lúc vợ ông
sinh cô con gái thứ hai trong nhà. Theo cách gọi của người miền trong, con gái
đầu được gọi là chị hai, các cô tiếp theo lần lượt được gọi là cô ba, cô tư. Vì
vậy, mà ông quyết định lấy tên mình gắn với cô con gái vừa mới chào đời để đánh
dấu bước khởi nghiệp làm tranh kính của mình, cái tên tranh kính Vinh Cô Ba ra
đời từ đó.

“Lựa chọn tên Vinh Cô
Ba là nói đến cái chất Việt, cái sự độc đáo khác biệt của dòng tranh kính này
với tranh kính của Châu Âu hay Trung Quốc”
Cô ba cũng là tên một hãng gương nổi tiếng của Đông Dương thời kỳ Pháp
thuộc gắn liền với tên của một mỹ nữ Sài Thành đẹp nổi tiếng được in trên tem thời
ấy. Cô ba trong Đạo Mẫu là thị nữ của Mẫu Thủy với điệu múa chèo thuyền, mô
phỏng cho quá trình di dời từ miền núi về đồng bằng của người thời xưa, khởi
thủy cho nền văn minh lúa nước, đồng thời cũng là sự phò trợ để hướng đến sự
phát đạt và thành công.
Phát triển từ năm 2000 đến nay, thương hiệu tranh kính Vinh Cô Ba của
nghệ nhân Phạm Hồng Vinh đã thực sự mang lại luồng gió mới tăng thêm phong phú cho đề tài hội họa Việt
Nam, nhận được sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước. Chính vì vậy mà
ông Vinh luôn tâm niệm phải đưa văn hóa Việt Nam vào các tác phẩm tranh kính,
để tôn vinh bản sắc đặc trưng, hồn túy của dân tộc trong mỗi sáng tác của mình.
Những sáng tạo không biên giới
Đặc điểm của dòng tranh kính Vinh Cô Ba là có thể làm trên mọi chất liệu
kính với độ bền cao, chịu lực tốt,am toàn, bền, đẹp, đa dạng về kiểu dáng, kích
cỡ và phù hợp với mọi không gian. Tranh kính có thể dùng làm cánh cửa, ô
thoáng, lan can cầu thang, trần, sàn, cổng hay trang trí ngoài sân vườn. Các
tác phẩm tranh kính vô cùng phong phú, sinh động mang đậm bản sắc văn hóa thuần
Việt như: hoa sen, hoa cúc, khóm tre, bách điều chầu xà, lý ngư vọng nguyệt,
hát xẩm, quan họ, Chử Đồng Tử, Lạc Long Quân, Hồ Gươm, cầu Long Biên, phố cổ.


Các tác phẩm tranh
kính vô cùng phong phú, sinh động mang đậm bản sắc văn hóa thuần Việt
Tranh điêu khắc kính của ông Vinh đạt đến độ chính xác trên từng milimet
trong yếu tố hội họa, độ chuyển động trong từng gam màu và sự sáng tạo trong
cách pha trộn màu sắc… làm tôn lên cái hồn của mỗi bức tranh.
Với những sáng tạo của mình trong công nghệ làm tranh kính, ông Vinh đã
được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép bản quyền công nghệ về điêu khắc kính. Hiện
ông đang ấp ủ dự án sản xuất hàng loạt tranh kính công nghiệp để cung cấp cho
ngành kiến trúc xây dựng, sản xuất với quy mô đại trà để toàn xã hội có cơ hội
được sử dụng sản phẩm mang đậm tính nghệ thuật này. Ông thường bỏ thời gian đến
các Bảo tàng , Đình, Chùa, Miếu mạo kết hợp với sách vở và học hỏi thực tế để
tìm cho mình cảm hứng sáng tác… Có lẽ niềm đam mê tâm huyết của một nhà điêu
khắc, một họa sĩ, một kỹ sư hóa học, kỹ sư chế tạo máy và một nhà Doanh nhân thành
đạt không cho phép ông ngừng sáng tạo.
Mai Hà