NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Gia đình nghệ nhân cuối cùng còn sót lại với nghề mặt nạ giấy bồi
(Ngày đăng: 06/09/2014   Lượt xem: 626)
Gia đình nghệ nhân cuối cùng còn sót lại với nghề mặt nạ giấy bồi
Mặt nạ giấy bồi là một thứ đồ chơi trung thu lâu năm của người Hà Nội nhưng đến nay chỉ còn duy nhất gia đình ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan (73 Hàng Than) còn gắn bó. Tưởng chừng như nhiều lúc ông bà phải bỏ nghề vì sự xâm lấn của hàng Trung Quốc nhưng bằng sự say mê và lòng yêu nghề, ông bà vẫn kiên trì gìn giữ và phát huy nghề truyền thống này.
  Hàng ngày, trong ngôi nhà nhỏ trên tầng 3 của khu tập thể số 73 Hàng Than, 2 vợ chồng ông Hòa và bà Lan vẫn miệt mài làm mặt nạ giấy bồi để bán ra kịp đợt Tết trung thu này.
  Ông Nguyễn Văn Hòa (61 tuổi) cho biết 2 vợ chồng ông đã cưới nhau được 35 năm. Đây là nghề truyền thống của nhà vợ và khi về làm rể ông được bố vợ truyền nghề cho.
  Bà Đặng Hương Lan là một công chức nhưng hàng ngày sau giờ làm, bà lại về cùng chồng làm mặt nạ giấy bồi với mong muốn giữ lại nghề của cha ông. “Gia đình tôi có 7 anh chị em nhưng chỉ còn mỗi vợ chồng tôi là giữ được nghề”, bà Lan chia sẻ.
  Hiện gia đình ông Hòa có 18 chiếc khuôn để làm mặt nạ. Đó là những khuôn hình như: con trâu, bò, chú Tễu, Thị Nở, Chí Phèo, Tôn Ngộ Không, Chư Bát Giới … Những chiếc khuôn này đều do tự tay ông Hòa đục, đẽo sáng tạo ra.
  Để làm ra một chiếc mặt nạ giấy bồi phải trải qua khá nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu. Đầu tiên, "nghệ nhân" phải xé giấy báo thật nhỏ, sau đó, lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn các khuôn mặt rồi bắt đầu dán. Cứ khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ được dán chồng lấp lên nhau, mỗi lớp được kết dính bằng một loại hồ đun chín từ bột sắn.
Những chiếc mặt nạ sau khi dán xong sẽ được mang ra phơi khô tự nhiên. “Tuyệt đối không được sấy khô bởi sấy khô sẽ làm mất đi hình dạng của mặt nạ”, ông Hòa cho biết. 
  Khi mặt nạ đã được phơi khô, khâu tiếp theo là tô màu sơn cho chiếc mặt nạ thêm phần bắt mắt.
Bà Lan chia sẻ kinh nghiệm sơn màu cho mặt nạ: “Mỗi lần sơn chỉ được sơn một màu, càng nhiều màu thì càng nhiều lần sơn để đảm bảo màu sắc luôn được đẹp, không bị lem”. 
  Bút vẽ sơn cũng có rất nhiều loại để phù hợp với các màu sơn và để có thể vẽ được đến những chi tiết từ lớn đến nhỏ nhất.
  Mỗi năm khi trung thu đến, gia đình ông bà lại xuất ra thị trường trung thu khoảng hơn 2.000 chiếc mặt nạ. Mỗi chiếc mặt nạ có giá bán chung là 25.000 đồng.
Ông bà cũng chia sẻ, đã có nhiều mặt hàng nhái sản phẩm của gia đình ông bà bán trên thị trường nhưng so về chất lượng, mẫu mã, màu sắc…sản phẩm còn kém xa. 
Những chiếc mặt nạ giấy bồi một thời là món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em mỗi dịp trung thu. Tuy nhiên, nó đang đứng trước nguy cơ mai một. Ngay cả những người con của ông Hòa, bà Lan hiện nay cũng không ai theo nghề của bố mẹ. “Cuộc sống khó khăn, thu nhập từ nghề chẳng đáng là bao. Chúng tôi cũng chỉ biết ngày nào còn sức lực thì ngày đó còn theo nghề”, bà Lan thở dài. 
                                                                                  Theo :motthegioi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

18
Đang xem:
72.515.903
Tổng truy cập: