NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Nhà nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tìm đến Việt Nam
(Ngày đăng: 07/07/2014   Lượt xem: 467)
XK hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam thời gian gần đây đã chiếm được lòng tin của khách hàng. Kim ngạch XK từ mặt hàng này của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ, thậm chí có một số mặt hàng Việt Nam chiếm vị trí số 1.

Thủ công mỹ nghệ
6 tháng đầu năm, XK hàng thủ công mỹ nghệ tăng khoảng 10%. Ảnh: S.T

Ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội XK hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2014, Việt Nam XK được gần 900 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ, tăng 8-10% so với những năm trước đây. Tuy thấp hơn mức tăng 12% của giai đoạn 2005-2010, song nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, DN trong nước chưa tập trung đầu tư phát triển sản phẩm mới, phát triển công nghệ, tìm ra những nguyên liệu mới…

Bên cạnh đó, một thông tin đáng mừng cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được ông Ngọc cho biết, đó là nhiều nhà NK đang có xu hướng dịch chuyển khỏi Trung Quốc. Nguyên nhân của sự dịch chuyển này là do giá thành của Trung Quốc đang tăng, các nhà NK khá thận trọng với việc mua hàng số lượng lớn. Thêm vào đó, một số lao động Trung Quốc dịch chuyển vào khu vực sản xuất công nghiệp nên số lượng lao động tham gia sản xuất hàng thủ công đang giảm và bị già hóa dẫn đến hệ quả thời gian giao hàng bị kéo dài. Ông Ngọc cho hay, thời gian giao hàng của Trung Quốc là 60 ngày nhưng Việt Nam vẫn duy trì được 40 ngày. Hơn nữa, nhiều vấn đề phức tạp, mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực cũng là nguyên nhân một số nước NK lớn từ Trung Quốc như Nhật Bản đã chuyển sang nhập hàng Việt Nam.

Ba năm trở lại đây, Vietcraft đứng ra tổ chức Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ (Hanoi gift show). Năm nay, Hanoi gift show 2014 sẽ diễn ra từ 17 đến 30-10, dự kiến sẽ thu hút nhiều nhà NK lớn đến từ Mỹ, Nhật Bản, Úc… Với xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam, hội chợ này được xem là cơ hội để DN Việt Nam tìm kiếm, “lôi kéo” thêm nhiều đối tác. Tuy vậy, theo ông Ngọc, có một vấn đề đặt ra là khi khách hàng kỳ vọng vào thị trường Việt Nam càng nhiều thì DN Việt Nam càng phải cẩn thận. “Nhà NK kỳ vọng vào hàng giá thấp của Việt Nam nhưng Việt Nam không làm được hàng giá thấp như Trung Quốc, chất lượng hàng hóa cũng ở phân khúc trung cấp. Do vậy, khi giá thành sản phẩm cao hơn so với Trung Quốc khách hàng sẽ… bỡ ngỡ. Khi giao dịch với khách hàng nếu không có giải thích rõ ràng sẽ rất dễ mất khách hàng”, ông Ngọc khuyến cáo.

Hiện nay, thị trường XK chính của ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam vẫn là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản. Ngoài các thị trường truyền thống đang duy trì và phát triển, Việt Nam đang hướng tới một số thị trường mới như Brasil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi… Để đón đầu cho cơ hội này, vị đại diện của Vietcraft cho biết, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ luôn tồn tại 3 phân khúc: Hàng sản xuất số lượng nhiều nhưng giá thành thấp, hàng trung cấp và hàng chất lượng cao với số lượng ít. Khách hàng sử dụng sản phẩm Trung Quốc thường tập trung vào phân khúc thứ nhất. Nhưng nếu khách hàng hiểu được thị trường Việt Nam thì sẽ đi vào phân khúc thứ hai. Chính vì vậy, DN Việt Nam nào có điều kiện mở rộng sản xuất để đi vào phân khúc này là điều rất tốt.

Song trên thực tế, các DN có điều kiện đầu tư lớn vào sản xuất không nhiều. “Các DN có quy mô nhỏ không nên đầu tư vào các mặt hàng có giá trị lớn, rất dễ bị vỡ hợp đồng và rất dễ gặp tổn thất trong kinh doanh mà nên tìm ra lợi thế để đầu tư kinh doanh. Ví dụ, mặt hàng gốm sứ ngoài trời chúng ta mạnh hơn Trung Quốc nhưng gốm sứ trong nhà lại không “đấu” được với họ”, ông Ngọc cho hay.

                                                                                                     Theo:baohaiquan.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.488.483
Tổng truy cập: