NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Vai gày nặng gánh nghề xưa
(Ngày đăng: 11/05/2014   Lượt xem: 461)
Giữa phố xá ồn ào, giữa biết bao đồ chơi mới lạ, Tò he giản dị vẫn đang chứng tỏ sức sống mãnh liệt nhưng âm thầm của một nét văn hóa Việt và của một làng nghề truyền thống Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Tò he có được sức sống đó là nhờ những thế hệ nghệ nhân vẫn trăn trở với nghề như anh Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Chi hội Di sản văn hóa CLB làng nghề truyền thống tò he Xuân La.



Anh Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch Chi hội Di sản văn hóa 
CLB làng nghề truyền thống tò he Xuân La

Chỉ với vài nắm bột xanh đỏ, chiếc lược nhỏ và nắm que tre, đôi bàn tay tài hoa khéo léo của người thợ nặn có thể tái hiện được cả một thế giới diệu kỳ đầy màu sắc. Cũng chính sự mộc mạc, dung dị nhưng không kém phần độc đáo ấy đã tạo nên sức sống bền bỉ của tò he và là kỷ niệm ngọt ngào trong ký ức tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam.

Là Bí thư Chi bộ năng nổ, người nghệ nhân trẻ mang trong mình khao khát tuổi trẻ, tâm huyết với nghề của cha ông, anh Thành chia sẻ: Bằng các nguyên liệu hết sức đơn giản được làm từ những sản phẩm nông nghiệp như hạt gạo, lá rau, qua sự "phù phép” của người nông dân Xuân La, phút chốc đã tạo thành nhân vật cổ tích, hoạt hình, danh nhân văn hóa, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn trong trẻo, thơ ngây của trẻ thơ, đẹp và ngọt ngào như khúc đồng dao đầy thương mến. 

Tuy tuổi đời còn trẻ nhưng anh Nguyễn Văn Thành đã được vinh danh là Nghệ nhân Hà Nội. Với những nỗ lực của mình anh còn được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của huyện và thành phố về những đóng góp tích cực trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển làng nghề Phú Xuyên.
Mang trên vai trọng trách lớn là bảo tồn, phát huy giá trị làng nghề mà cha ông truyền lại anh Thành trăn trở, cả làng Xuân La hầu như ai cũng biết nặn tò he, nhưng không phải tất cả đều theo nghề này. Một nửa dân trong làng đi nặn tò he "lưu động”. Họ phân tán đi các tỉnh và thường dừng lại ở các điểm vui chơi, trường học, công viên, những nơi có nhiều khách du lịch để quảng bá, giới thiệu và bày bán các sản phẩm nghệ thuật của làng. 

Mặt khác, những năm qua, việc bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống được các cấp chính quyền quan tâm. Bảo tàng Dân tộc học, những khách sạn lớn ở Hà Nội và nhiều trường mầm non đã mời các nghệ nhân về trình diễn và dạy nặn tò he. CLB làng nghề truyền thống tò he Xuân La đã tập hợp 119 hội viên là các nghệ nhân trong làng ở mọi lứa tuổi, nhưng việc duy trì sự phát triển bền vững của làng nghề cho đến nay vẫn là bài toán khó. 

Khó là vì nghề nặn Tò he vẫn bị coi là nghề bán rong nên chưa được quy hoạch và thiếu những không gian trưng bày tại các di tích, danh thắng văn hoá để phát triển. Còn nếu đưa tò he vào cửa hàng, cửa hiệu thì nét văn hóa dân gian sẽ giảm đi ít nhiều và cũng sẽ chẳng có mấy người đến mua.

Về định hướng phát triển lâu dài của làng nghề, anh Thành chia sẻ: Hiện nay câu lạc bộ của làng nghề đã có định hướng gắn phát triển nghề với phát triển du lịch. Trước mắt, câu lạc bộ sẽ nhanh chóng hoàn thành việc sưu tập những di vật cổ và xây dựng khu trưng bày giới thiệu sản phẩm và lịch sử về nghề làm tò he. Sau khi xã Phượng Dực hoàn thành được chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện lúc đó CLB sẽ xúc tiến chương trình phát triển du lịch làng nghề.
                                                                                                 Theo: Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.491.585
Tổng truy cập: