NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Người đem nón Làng Chuông ra thế giới
(Ngày đăng: 27/04/2014   Lượt xem: 525)
Làng Chuông thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội - ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Đáy vốn nổi tiếng với nghề làm nón lá tự bao đời nay. Nhưng, không phải người nào làng Chuông cũng trăn trở với nghề và giữ nghề như cụ bà mê làm nón Lưu Thị Ngói.

Về làng Chuông, chúng tôi có dịp được gặp nghệ nhân Lưu Thị Ngói (thôn Quang Trung, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội), 70 năm gắn bó với nghề làm nón. Bà là một trong số ít người còn nắm giữ được những kĩ thuật điêu luyện làm nón tại làng nón nổi tiếng này.

Nghệ nhân Lưu Thị Ngói
Nghệ nhân Lưu Thị Ngói. Ảnh: Đức Anh

Tâm huyết với nghề

Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nón lâu đời ở thôn Quang Trung, ngay từ nhỏ, nghệ nhân Lưu Thị Ngói đã được cha mẹ hướng dẫn những công đoạn để làm một chiếc nón. Ở tuổi 13 bà đã có những sản phẩm đầu tiên được gia đình khen ngợi. Bà bảo, làm nón không khó, quan trọng là phải thích làm, cần cù, chịu khó và thực sự say mê. Một chiếc nón trông nhỏ bé như vậy nhưng để làm ra nó cũng phải qua rất nhiều công đoạn. Nhưng trước hết phải tìm được nguồn nguyên liệu thích hợp.

Nón làng Chuông được làm từ lá lụi Quảng Bình - một loại lá dài, gần giống lá cọ. Để có một cái nón hoàn chỉnh, nghệ nhân cần thực hiện rất nhiều công đoạn đòi hỏi sự công phu và khéo léo: vò lá, phơi lá, là lá, làm khung, ngâm mo, lên vành, khâu nhôi... Một trong những công đoạn quyết định độ dai của lá, độ bền của nón đó là phơi lá.

Lá khi tươi có màu xanh, phơi qua nắng cho đến khi lá khô và chuyển sang màu trắng bạc. Lá lụi sau khi được vò qua cát, được rũ sạch cát và mang đi phơi.

Nếu lá được phơi không đủ nắng hay “già” nắng đều ảnh hưởng đến chất lượng và độ dai của lá, nón làm ra sẽ không bền hay màu không đẹp. Vậy nên, người nghệ nhân làng Chuông rất tinh ý trong việc quan sát màu lá để biết lá “đủ” nắng hay chưa.

Nghệ nhân Lưu Thị Ngói cho biết, bình thường thì một bó lá phải vò chân trong vòng 1 tiếng mới mềm được nhưng nếu quay lá bằng máy trước rồi thì chỉ cần vò 20 phút thôi. Những chiếc khuôn nón được làm từ tre, gồm 8 gọng (thanh tre lớn) chụm lại thành khung hình nón và được cố định bằng một chiếc vòng cạp (thanh tre tròn nhỏ). Trên mỗi gọng lại có 16 khức nhỏ (khức: các mấu nhỏ được khắc trên gọng) để lắp 16 chiếc vòng. Những chiếc vòng này được làm từ cật nứa vót nhọn và đều vừa có độ bền chắc vừa mềm mại được cố định bằng sợi dứa.

Tuy nhiên, theo bà thì khâu khó nhất trong quá trình làm nón chính là là lá. Chất lượng của chiếc nón sẽ phụ thuộc ở khâu này. Công đoạn là lá mất rất nhiều công, từ việc chọn từng tàu lá sao cho đồng màu, sau đó sẽ được hấp, sấy, phơi sương rồi mới đem là. Để từng tàu lá được phẳng, đẹp và bóng, mịn, người thợ phải miệt mài là nhiều lần bên bếp lửa, dùng hết sức nhấn mạnh lên lá.

Khi lá nón được là xong, người thợ sẽ khéo léo lợp từng lá trên khung nón và tỉ mẩn khâu lại từng mũi kim. Người khâu nón cũng được ví như người thợ thêu. Bàn tay người thợ cầm kim đưa nhanh thoăn thoắt, mềm mại từng mũi khâu, thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón được khâu xong, người thợ hơ bằng hơi diêm sinh làm cho màu nón trở nên trắng muốt và giúp nón không mốc.

Trăn trở giữ nghề

Làm nghề đã khó nhưng giữ được nghề lại càng khó hơn, năm nay bà đã 83 tuổi và gắn bó với nghề được 70 năm nhưng niềm mong mỏi lớn nhất của bà là làm sao giữ được nghề của cha ông.

Bà tâm sự, để làm hoàn thiện một chiếc nón mất khoảng 3 - 5 ngày nhưng tiền lãi chỉ được khoảng 20 - 30.000 đồng. Mấy năm trước thì còn có nhiều người hỏi mua chứ bây giờ người ta đội nón làm gì nữa. Các vùng nông thôn ở ngoại thành Hà Nội đang dần đô thị hóa, nhà nào cũng có xe máy cả mà chả ai lại đội nón đi xe máy bao giờ. Hiện tại, bọn trẻ con nó không học làm nón nữa đâu, học nghề khác kiếm được nhiều tiền hơn chứ.

Nghề làm nón dần mai một cũng vì nhiều lý do, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm không có đầu ra. Việc giữ nghề truyền thống của quê hương đang là vấn đề đặt ra không chỉ đối với làng Chuông mà còn với nhiều làng nghề truyền thống khác trên cả nước. Thiết nghĩ, cần có sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức xã hội cũng như sự quảng bá vô cùng quý giá của chính những người Việt có tâm để những làng nghề truyền thống không bị mai một.

                                                                                                                                      Theo: Dantri


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.490.959
Tổng truy cập: