NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Khó tìm thấy người thứ hai…
(Ngày đăng: 09/01/2014   Lượt xem: 859)

Trong nghề đúc đồng, việc tạo mẫu có tính quyết định về nghệ thuật trong một tác phẩm. Là thế hệ thứ mười trong một gia đình có truyền thống làm nghề đúc đồng ở làng Dương Xuân xưa, nghệ nhân Nguyễn Văn Viện được tôn vinh là người thợ tài hoa, bởi khó có thể tìm thấy ở làng đúc đồng Huế người thứ hai có kĩ thuật điêu luyện và sức sáng tạo không ngừng như ông…

 Làng đúc đồng Huế có nguồn gốc từ những người thợ truyền nghề đúc thời chúa Nguyễn. Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Kinh Nhơn, thủy tổ của nghề này là cụ Nguyễn Văn Lương, quê làng Đông Xá, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, thế kỉ XVII theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp. Rất nhiều sản phẩm của người thợ làng đúc đồng Dương Xuân khi xưa đã trở thành những kiệt tác di sản trong kho tàng văn hóa vật thể kinh thành Huế như vạc đồng ở Đại Nội; Cửu vị thần công… Các nghệ nhân hiện nay ở làng Dương Xuân cũng tài hoa khéo léo không kém gì ông cha, tiêu biểu là nghệ nhân Nguyễn Văn Viện, nổi tiếng với các sản phẩm đồng mĩ nghệ do chính ông tạo mẫu.

Mỗi sản phẩm ông làm ra đều có sức hút kì lạ, bởi mẫu mã luôn sáng tạo cùng kĩ thuật chạm khắc, lộng tinh xảo. Tác phẩm “Long tứ linh” của ông đoạt giải Vàng tại Hội chợ triển lãm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tại Huế năm 2006. Tác phẩm “Duyên dáng Cố đô” lấy hình tượng chiếc nón bài thơ xứ Huế đoạt giải Vàng Làng nghề Việt Nam tổ chức tại Hà Nội năm 2008… Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện cho biết: “Đúc tượng chân dung, ngoài những yếu tố mĩ thuật cần thiết, người thợ phải có hiểu biết về nhân tượng học, nghiên cứu chi tiết về cuộc đời, sự nghiệp, tính cách… từng nhân vật. Điều này làm cho bức tượng trở nên có hồn và sống động hơn”. Những tác phẩm của ông về danh nhân lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Du, Chủ tịch Hồ Chí Minh… đều được đặt tại các vị trí trang trọng trong các bảo tàng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện với tác phẩm “Duyên dáng Cố đô”.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện với tác phẩm “Duyên dáng Cố đô”.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Viện còn nhận tạo mẫu cho các cơ sở đúc đồng ở Huế và nhiều địa phương khác trong cả nước. Người tạo mẫu được ví như các nghệ sĩ tạc tượng, dùng đất sét đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa đường nét, ngôn ngữ điêu khắc trên từng thành phẩm. Không chỉ mô phỏng, ông luôn có ý tưởng mới, lấy cảm hứng từ nguồn văn hóa của dân tộc tạo nên mẫu mã, các họa tiết, hoa văn mới lạ.

Làng Dương Xuân có nhiều nhà theo nghề đúc đồng, nhưng đến đây mọi người đều muốn chiêm ngưỡng sản phẩm của ông Nguyễn Văn Viện. Ông tâm sự: “Tôi chưa bao giờ bằng lòng với mình, bỏ nhiều thời gian tham quan các làng đúc đồng khác để học hỏi kinh nghiệm. Bí quyết của cha truyền lại chỉ 50%, phần còn lại tôi tự học để có”. Trải qua 60 năm theo nghiệp, ông không nhớ mình sáng tạo bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật được trưng bày khắp 3 miền Bắc – Trung – Nam của Tổ quốc.

Đã ngoài 70 tuổi, nhưng nghệ nhân Nguyễn Văn Viện vẫn cặm cụi, mặc dù đây là một nghề vất vả luôn phải làm việc trong môi trường nóng nực, khói bụi, độc hại. Đứng bên cái nóng trên 1.000oC, người thợ vẫn nở nụ cười, đó không phải là sức mạnh của niềm tin và tình yêu sao?

                                                                                                 Theo: nguoicaotuoi

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.518.641
Tổng truy cập: