NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Ngô Văn Sắc đốt gỗ thành tranh
(Ngày đăng: 18/10/2013   Lượt xem: 1294)
Những bức chân dung to, nhỏ được khắc họa trên gỗ nâu trầm là nội dung các tác phẩm trong triển lãm "Giữa đời" của họa sĩ Ngô Văn Sắc.

Triễn lãm sẽ mở cửa vào ngày 25/10 tại Craig Thomas Gallery (27i Trần Nhật Duật, quận 1, TP Hồ Chí Minh) và kéo dài đến hết ngày 25/11.

Ngô Văn Sắc chọn cho mình chất liệu vẽ tranh tự nhiên, đó là các thớ gỗ sần sùi, thô nhám. Anh sử dụng các chất liệu một cách tài tình, biến sự thô mộc ấy thành một đặc tính lợi thế để thể hiện những ẩn ức, hồn cốt của từng tác phẩm. Có khi anh thuận theo những thớ dọc để khắc ra một Khu vườn yên tĩnh ẩn hiện một hay nhiều gương mặt tĩnh lặng trầm tư. Có khi lại dùng ánh sáng hắt ra từ mảnh gỗ làm nền cho một ánh mắt đen sâu u uẩn. Rồi lúc khác anh lại xoay thớ gỗ ngang biến vân gỗ thành công cụ diễn tả một vài Vùng ký ức đã bị xóa nhòe. 

NVS-4045-1382001207.jpg

Tác phẩm tranh đốt gỗ của Ngô Văn Sắc đoạt giải cuộc thi Chân dung tự họa Dogma 2012.

Ngô Văn Sắc chia sẻ, lúc đến với những khối gỗ tươi, chưa qua xử lý anh như bị mê hoặc. Quá trình thực hiện khắc họa chân dung trên gỗ đòi hỏi người họa sĩ phải kỳ công chuẩn bị qua nhiều bước. Anh dùng chì than phác thảo trên các miếng gỗ trước, sau đó dùng đèn hàn khò, sử dụng thìa kim loại cạo bớt bề mặt vừa khò để điều hòa màu sắc.

Công đoạn đốt gỗ bao gồm những thao tác hết sức tỉ mỉ. Để có độ đốt vừa chuẩn, tạo nên những hình ảnh vừa có độ sắc nét, lại thêm phần bóng bẩy mà vẫn không thiếu sự thanh thoát, Ngô Văn Sắc sử dụng một cây đèn hàn khí thay vì một cây bút khắc nung. Việc làm sáng những đốm đen trên từng thớ gỗ còn cần đến cả máy đánh bóng, nên họa sĩ đã có thêm trải nghiệm của một người thợ mộc lão luyện. Phần còn lại như chọn màu sơn cánh gián, màu nâu, căn độ bóng lại đòi hỏi tới kỹ năng và độ nhạy cảm của người họa sĩ.

Sinh ra, lớn lên trong gia đình có truyền thống hội họa, nhiếp ảnh, lại được đào tạo bài bản gần chục năm trong trường Mỹ thuật, Ngô Văn Sắc đã thuộc làu cách sử dụng các chất liệu vẽ tranh truyền thống như: chì than, sơn mài, sơn dầu... Nhưng anh không ngừng thử nghiệm trên những chất liệu mới, hóc búa nhưng cũng đầy thú vị.

Những hình ảnh xe đạp, cây cối, hoa súng nước, những chú bò vàng hiền hòa lồng ghép, ẩn hiện trong những bức chân dung tự họa của Ngô Văn Sắc. Quan sát Giữa đời của Ngô Văn Sắc rất dễ nhận thấy sự thích thú của họa sĩ trong việc khắc họa nhiều bức chân dung nhỏ, ở nhiều góc độ, nhiều tâm trạng đè lên một khuôn mặt lớn mang hồn cốt chủ đạo. Điều này lặp lại ở nhiều bức như: Giữa đời 1, Khoảng lặng, Khu vườn tình yêu, Ảo ánh, Vùng ký ức, Giấc mơ thu, Giấc mơ trưa...

Cách tạo hình khối để chia nhỏ không gian cho từng khuôn mặt người trầm tư, cười rộ hay lặng yên như trong tác phẩm Giữa đời 5 cũng thể hiện sự sáng tạo, phá cách của họa sĩ. Thậm chí, ngay chính từng bức tranh của Ngô Văn Sắc cũng đang diễn ra một cuộc sắp đặt chân dung đặc sắc.

Ngô Văn Sắc không dừng lại ở việc khắc chân dung, thiên nhiên trên gỗ, tác phẩm của anh còn là một nỗi niềm thời cuộc, đó là những suy tư về sự thay đổi các giá trị trong nền kinh tế thị trường.

Cũng với thể loại tranh đốt gỗ độc đáo, Ngô Văn Sắc đã chiến thắng tại cuộc thi Chân dung tự họa Dogma năm 2012.

*Xem các tác phẩm trong triển lãm

                                                                                                          Theo: VnExpress

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.518.958
Tổng truy cập: