NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Rơ Chăm Khánh- Chàng trai Jrai 9x tài hoa
(Ngày đăng: 18/08/2013   Lượt xem: 880)
Sinh ra và lớn lên ở miền biên giới của huyện Đức Cơ, cuộc sống gắn với rừng núi nhưng chàng trai Jrai 9x Rơ Chăm Khánh (sinh năm 1990, Tuyên truyền viên của Trung tâm văn hóa- Thể thao huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) lại chơi được thành thạo các nhạc cụ hiện đại như organ, guitar, trống… đến nhạc cụ dân tộc như đàn T’rưng, khèn, sáo… Không chỉ giỏi trong chơi các loại nhạc cụ, Rơ Chăm Khánh còn chế tác thành công chiếc đàn đá và sử dụng cây sáo vỗ (còn gọi là sáo Đinh Păk Puôt hoặc là phong tiêu) một cách thành thục cho các bài hát của đồng bào Jrai- một trong những loại nhạc cụ hiếm thấy ở địa bàn tỉnh Gia Lai.

" Cuộc sống hàng ngày gắn với tiếng suối reo, từng tiếng chim hót, từng làn điệu dân ca của dân tộc mình, không biết từ lúc nào những âm thanh đó ngấm dần thành tình yêu âm nhạc, niềm đam mê được đàn, được hát bằng chính các loại nhạc cụ riêng của đồng bào Jrai. Nhưng nhạc cụ của đồng bào Jrai còn ít lắm, nên mình muốn chế tạo được thật nhiều loại nhạc cụ khác cho đồng bào của mình, để nó không bị mất đi. Những lúc làng có lễ hội mà không có các nhạc cụ để chơi buồn lắm, phải có cái gì đó để thanh niên trong làng có cái chơi, có cái học để biết và yêu thêm dân tộc mình qua từng điệu nhạc, điệu múa chứ”, Rơ Chăm Khánh tâm sự. Và cũng từ đây, ý định sáng tạo chiếc đàn đá “độc nhất vô nhị” của Khánh được hình thành. 

Nghĩ là làm, ngày ngày Khánh lang thang khắp các cửa hàng bán đá lát nền, tìm mua lại những viên đá bị vỡ hoặc không dùng đến đem về để thực hiện ý tưởng của mình. Khánh cho biết: Để làm được đàn đá phải hiểu những đặc tính, phải chọn được loại đá nào phát ra được âm trong và ngân như loại đá granite. 

Mất hơn 1 tuần cần mẫn cắt, gọt, cuối cùng chiếc đàn đá với 16 âm của Khánh đã hoàn thành. Rơ Chăm Khánh cho biết: “Chiếc đàn đá này có ảnh hưởng từ những thanh âm của chiếc đàn Ka Ram (đàn làm bằng tre ngà) do chính người thầy Nguyễn Thọ Điều chế tạo, lúc ấy mình nghĩ nếu tre cũng làm được đàn T’rưng, đàn Ka Ram thì cũng có thể dùng đá chế tác thành đàn. Mình chọn vật liệu đá cũng bởi mình đã từng nghe được âm thanh rất đặc biệt của tiếng suối lèn qua từng ngách đá trong rừng”. 

Chiếc đàn đá được gia nhập vào dàn nhạc cụ dân tộc và đã theo Khánh đến mọi thôn, làng để biểu diễn, ngân những khúc hát, những làn điệu dân ca, ca ngợi quê hương, đất nước. Rơ Chăm Khánh cũng truyền dạy cách chơi đàn đá cho các em học sinh của Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện với mong muốn thế hệ trẻ biết giữ gìn nét đẹp của đồng bào mình. 

Ngay trong lần "ra quân" đầu tiên trên sân khấu của Hội thi tiếng hát Công nhân viên chức lao động tỉnh lần thứ 13 - năm 2013 vừa qua, tiếng đàn đá và tiếng sáo của Rơ Châm Khánh đã nhận được sự đánh giá cao của Ban giám khảo, sự yêu mến của khán giả và đã xuất sắc vượt qua các tiết mục khác, vươn lên giành Huy chương vàng. Khánh chia sẻ: “Mình chưa bao giờ dám nghĩ là sẽ được giải chứ đừng nói tới Huy chương vàng. Đây là một bất ngờ rất lớn và sẽ là động lực để mình tìm tòi và sáng tạo hơn nữa cho nền âm nhạc dân tộc”. 

Những gì mà Rơ Chăm Khánh đã làm khiến nhiều người phải nể phục và tự hào bởi trong sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống hiện đại vẫn còn đó, những người con của núi rừng Tây Nguyên thế hệ 9x đang ngày đêm miệt mài với công việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc ./.
                                                                                                Theo: Tầm Nhìn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.518.977
Tổng truy cập: