Hành
trình tiếp theo trong chặng đường tìm hiểu về nghệ nhân làng nghề của chúng tôi, chuẩn bị cho
việc xuất bản cuốn Báu vật làng nghề Việt nam, là về đất Cảng Hải
Phòng.
Hải Phòng
có 8 nghệ nhân, gồm các nghệ nhân: Lại Văn Đê, Lê Đức Châu, Đỗ Tiến Thân, Hoàng
Trọng Huyền, Tạ Văn Thực, Phạm Ngọc Lâm, Đào Xuân Hùng, Nguyễn Thị Liên.
Với sự
giúp đỡ của bà Trần Thị Thanh Nhàn, Trưởng Văn phòng đại diện vùng Duyên hải miền Bắc, trực thuộc HHLN Việt
Nam tại Hải Phòng, cùng ông Giang Xuân Huynh - Ủy viên Ban chấp hành; Bà
Nguyễn Thị Xuân, đoàn chúng tôi đã có được chuyến công tác thuận lợi và hiệu
quả.

Trụ sở Hợp tác xã Hải Đông

Bà Trần Thị Thanh Nhàn trao đổi về nghệ nhân
Một tình cảm trìu mến, trước cảnh thanh bình
đủ đầy của phố phường là cảm nhận đầu tiên khi đoàn chúng tôi đặt chân lên đất Cảng.
Những ngõ
phố lắt léo, những con đường mang đậm chất thơ...
Đến Hải
Phòng, thành phố của hoa phượng đỏ, người ta sẽ bị thu hút bởi chất phóng
khoáng, mạnh mẽ của con người nơi đây... Tôi
có thể cảm nhận được điều đó khi gặp nghệ nhân Lê Đức Châu, người thợ giỏi với
đủ thứ nghề từ cơ khí như đúc, rèn, tiện, nguội... đến khuôn mẫu chậu, cây
cảnh...
81 tuổi
đời nhưng dường như quy luật của thời gian và tuổi tác không khuất phục được
ông: Tưởng như đang được tiếp chuyện với một người trai trẻ, còn sục sôi nhiệt
huyết, nhanh nhẹn và rất nhiệt tình...
Nghệ nhân
hăm hở dẫn đường cho chúng tôi đến thăm xưởng, thăm cơ ngơi của đại gia đình
ông.

Chân dung nghệ nhân Lê Đức Châu
Nghệ nhân
say sưa, hào hứng giới thiệu các sản phẩm, cũng như những công việc mình đã làm
qua: “giờ thì chỉ truyền nghề, truyền kỹ thuật thôi, chứ bọn trẻ giờ còn giỏi
hơn mình nữa”...
Chơi cây cảnh là một thú đam mê riêng của ông. “Tôi làm nhiều nghề lắm,
mà nghề gì cũng làm tốt” - Nghệ nhân khoe

Một góc xưởng...
Tiếng
chim hót, tiếng gà gáy, tiếng máy khoan - cắt từ xưởng cơ khí phía góc nhà...
rồi những chậu cảnh đủ hình hoa văn, họa tiết; những cây cảnh đủ nét tạo
dáng... tất cả hòa trộn trong một không gian.
Rời nhà
nghệ nhân Lê Đức Châu, đoàn chúng tôi đến nhà nghệ nhân Lại Văn Đê, người đã
biến những chất liệu đồng quê trở thành đồ nội thất độc đáo...

Chân
dung nghệ nhân Lại Văn Đê
“Năm này
91 tuổi rồi”! (Cách nói của nghệ nhân). Bước đi không còn nhanh nhẹn nhưng cụ vẫn
nhớ như in những kỷ niệm xưa. Cụ Đê mang từ trong tủ ra một loạt những bản
thảo, mẫu thiết kế. Cụ nhớ mặt, gọi tên từng sản phẩm do chính tay mình làm ra
như một sự lục tìm ký ức: Bộ bàn ghế song mây, tủ tiếp khách, bàn mây, song
trúc, bình phong trúc... Với cụ con đường làm nghề mà cụ rất tâm huyết là niềm
tự hào lớn.

Sản phẩm tạo bằng tre của nghệ nhân
Tuy ở
tuổi gần đất xa trời nhưng người nghệ nhân già ấy luôn thường trực một mong
muốn tổ chức lớp học truyền nghề do cụ làm cố vấn để truyền lại các kinh nghiệm
quý báu của cụ cho thế hệ mai sau. Không khó hiểu khi Hội nghệ nhân Hải Phòng
xếp ông vào lớp người của thời xưa với đủ cả Tài và Tâm.
Những mẫu thiết kế in màu thời gian vẫn được
cụ gọi tên “vanh vách” và chỉ rõ niên đại, đơn vị đặt thiết kế...
Lưu luyến
tiễn đoàn chúng tôi bằng tình cảm chân thành, cụ như muốn gửi theo tâm huyết
của mình: Không thích làm giàu, chỉ mong
giữ được nghề, truyền nghề cho thật nhiều thợ thôi...
Diệp bất ly chi - Hoa vô lạc địa
Chúng tôi
được “đánh thức” bởi những lời phẩm bình hai câu thơ trên, mở đầu câu chuyện
với nghệ nhân gỗ mỹ nghệ Đỗ Tiến Thân: Lá
ko lìa cành, hoa không rơi xuống đất. Ý chỉ người quân tử không rời xa lý
tưởng, trong mọi hoàn cảnh không xa rời mục đích của mình. Với người làm nghệ
thuật cũng vậy, dù cho số kiếp long đong, lận đận, nhưng người ta sẽ nguyện
theo niềm đam mê của mình và những gì là nghệ thuật, là tài năng thì vẫn còn
lại mãi...

Chất phiêu của người nghệ sỹ - Phong cách tự do phóng khoáng càng lộ rõ
qua mái tóc bồng bềnh phớt màu bạc.
Câu hát,
tiếng đàn vang lên trong không gian chật chội của căn phòng trưng bày sản phẩm
với đủ loại do bàn tay nghệ nhân làm nên..Cách bài trí, sắp xếp tưởng như không theo quy
luật nào nhưng lại đầy chất nghệ thuật. Những tác phẩm do ông thiết kế và thi công
đều rất tinh xảo thấm tâm huyết của một người say nghề.
Tác phẩm “Chọi trâu” đưa lại cho nghệ nhân
Huy chương Vàng
Câu hát,
tiếng đàn vang lên trong không gian chật chội của căn phòng trưng bày sản phẩm
với đủ loại do bàn tay nghệ nhân làm nên. Cách bài trí, sắp xếp tưởng như không
theo quy luật nào nhưng lại đầy chất nghệ thuật. Từ những bức chân dung đời
thường đến chân dung các bậc thiên tài như nhạc sỹ Beethoven, Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tướng Võ Nguyên Giáp… và cả tượng Phật, truyền thần Chúa Gie-su… xen vào
đó là một hai cuốn sách học chữ Hán cổ, bộ tiểu thuyết Thủy Hử...

Ấn tượng với đủ loại các sản phẩm trong
xưởng của nghệ nhân.
Cũng trạc
tuổi nghệ nhân Đỗ Tiến Thân, nhà ngay cạnh ngõ vào, là nghệ nhân điêu khắc
tượng - phù điêu Hoàng Trọng Huyền,
tên thật là Hoàng Văn Huyên. Anh vừa
kết thúc ngày làm việc của mình, trở về từ công trình đang làm dở cho đơn vị
của Quân Khu 3 - Hải Phòng

Nét chân thành, phúc hậu là ấn tượng khi Nghệ
nhân Hoàng Văn Huyên
Chúng tôi
gặp nghệ nhân vào cuối ngày, khi mà trời Hải Phòng đã đổi tranh sáng tranh tối.
Qua “vườn” phong lan (gian trưng bày hoa lan trước cửa nhà nghệ nhân) khoe sắc
với đủ loại hấp dẫn của chị Hoài - vợ nghệ nhân - “nghệ nhân” hoa Lan nức tiếng
đất Cảng, chúng tôi vào không gian sinh hoạt của gia đình.

Vườn lan trước cửa nhà nghệ nhân
Sau khi
trao đổi công việc, anh vui vẻ khoe với đoàn ảnh hàng loạt các công trình mình
đã tự tay hoàn thành và kể say sưa về các công trình của mình:

Lao động quên mình - làm bằng cái tâm với
nghề
* *
*
Rời đất
Cảng, chân dung những con người thực, những nghệ nhân, nghệ sỹ tài hoa, đầy tâm
và nhiệt huyết với nghề mà chúng tôi đã gặp hôm nay cứ theo đuổi mãi. Tôi chợt
nghĩ ở mảnh đất đầu sóng ngọn gió này còn những điều gì nữa mà tôi chưa khám
phá hết?
Vu Hạ