TỔ NGHỀ
Hỗ trợ làng nghề phát triển bền vững
(Ngày đăng: 03/11/2011   Lượt xem: 1327)
Hỗ trợ làng nghề  phát triển bền vững

Bà Mai Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Sở Công Thương An Giang

Nhờ sự hỗ trợ tích cực của hoạt động khuyến công, những năm gần đây, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở An Giang đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và sự phát triển chung của tỉnh.


Phóng viên Báo Công Thương có cuộc phỏng vấn bà Mai Thị Ánh Tuyết - Giám đốc Sở Công Thương An Giang, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa XIII - xung quanh vấn đề này.

Xin bà cho biết, thực trạng các làng nghề trên địa bàn tỉnh An Giang?

An Giang có 34 làng nghề TTCN, với trên 6.300 hộ tham gia, thu hút 18.600 lao động, thu nhập của lao động thuộc các làng nghề bình quân là 1,3 triệu đồng/người/tháng. Hiện đã có 24 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, trong đó có 14 làng nghề TTCN truyền thống. Giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm 2011 của các làng nghề ước đạt 300 tỷ đồng, với nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ, TTCN tham gia xuất khẩu, đạt trên 4,78 triệu USD. Theo đánh giá chung, nhiều làng nghề phát triển chưa bền vững, các sản phẩm làng nghề thiếu sức cạnh tranh, thị trường chỉ bó hẹp trong phạm vi địa phương. Bên cạnh các làng nghề phát triển ổn định, một số làng nghề có nguy cơ mai một như: làng nghề tơ lụa Tân Châu, làng nghề sản xuất bánh tráng Mỹ Khánh (Long Xuyên)…

Để giúp các làng nghề tồn tại và phát triển, hoạt động khuyến công tỉnh đã có những hỗ trợ gì?

An Giang đang thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề TTCN, đề ra định hướng phát triển đến năm 2015. Trong đó, thực hiện chương trình hỗ trợ nguồn vốn, đầu tư đổi mới trang thiết bị, các biện pháp để nâng sức cạnh tranh cho sản phẩm làng nghề. Giai đoạn 2011-2015, tỉnh xây dựng từ 6-8 địa phương có nghề TTCN; số làng nghề được công nhận đạt 85%; giải quyết việc làm mới cho 4.000-5.000 lao động nông thôn và thực hiện chính sách công nhận nghệ nhân, thợ giỏi, khen thưởng người có công đưa nghề mới về địa phương phát triển.

UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách cụ thể khuyến khích phát triển nghề, làng nghề, giúp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nghề, làng nghề ở nông thôn được tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay để đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư cơ sở sản xuất mới; thời gian hỗ trợ không quá 3 năm đối với cho vay dài hạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư dây chuyền sản xuất mới, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất được tỉnh An Giang xét hỗ trợ một phần kinh phí từ vốn khuyến công (mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/lần). Tỉnh cũng hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp cho doanh nghiệp với mức từ 500.000 - 1 triệu đồng/người/khóa học, tùy theo tính chất ngành nghề.


Tỉnh tập trung hỗ trợ các ngành nghề, làng nghề nào, thưa bà?

Hiện nay, ngoài nguồn vốn của Trung ương, tỉnh An Giang vừa phê duyệt chính sách hỗ trợ làng nghề thông qua các hoạt động về đào tạo, hỗ trợ đổi mới công nghệ, quảng bá sản phẩm, tham gia hội chợ triển lãm, san lấp mặt bằng... Trong đó đặc biệt khuyến khích phát triển các lĩnh vực: chế biến nông, lâm, thủy sản; sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, sản phẩm thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động, sản phẩm phục vụ nông nghiệp, nông thôn; ngành nghề truyền thống dân tộc Khmer, Chăm; hàng thủ công mỹ nghệ; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm làng nghề... Tập trung hỗ trợ các làng nghề nâng cao năng lực, cải thiện khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Cụ thể: Hỗ trợ lập dự án, giới thiệu các dự án sản xuất CN-TTCN có nhu cầu vay vốn tiếp cận với các ngân hàng thương mại; tạo điều kiện để làng nghề tiếp cận các nguồn vốn, tín dụng; tuyên truyền, vận động doanh nghiệp tích cực tổ chức lại cơ cấu sản xuất, bố trí thời gian hợp lý, tận dụng mọi khả năng để tiết kiệm chi phí đầu vào, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh; áp dụng công nghệ mới và các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tại các làng nghề, nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Đồng thời hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề, tổ chức truyền nghề, cấy nghề và đào tạo thợ giỏi làng nghề TTCN. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện cho làng nghề tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học kỹ thuật, thị trường để xây dựng các chiến lược xuất khẩu hàng hóa...

Là ủy viên Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, bà có những dự định gì để góp phần phát triển các làng nghề?

Với vai trò là đại biểu Quốc hội, tôi luôn theo dõi, nắm bắt những bất cập, khó khăn, nguyện vọng của người sản xuất trong việc tiếp cận các chính sách của Chính phủ, để đề đạt các nguyện vọng của họ đến các bộ, ngành, nhằm đưa hoạt động của làng nghề phát triển bền vững.

Xin cảm ơn bà!

Hải Ngọc

theo baocongthuong.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.464.669
Tổng truy cập: