Qua
tìm hiểu chúng tôi được biết: Phường Đồng Kỵ có khoảng 149 Hợp tác xã,
doanh nghiệp và 3.134 hộ tham gia kinh doanh sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ
(chiếm 95% số hộ). Nghề truyền thống đã góp phần không nhỏ làm thay đổi
diện mạo của làng quê nơi đây. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng kinh tế và suy thoái toàn cầu, những tháng cuối năm 2008, đầu năm
2009, thị trường tiêu thụ sản phẩm rơi vào tình trạng trì trệ nên không
ít hợp tác xã, doanh nghiệp phải đóng cửa, người lao động phải nghỉ
việc.
Nhưng
nhờ có chính sách kích cầu kịp thời của Chính phủ, chính quyền địa
phương cùng các doanh nghiệp đã chủ động đưa ra biện pháp ứng phó kịp
thời để khôi phục và phát triển làng nghề. Hiện nay, làng nghề Đồng Kỵ
đã thực sự "sôi động" trở lại. Đây là một tín hiệu khả quan cho các hợp
tác xã, doanh nghiệp, hộ cá thể và người lao động. Nhất là từ đầu năm
2010 đến nay, do sức mua của thị trường tăng nên lượng hàng tiêu thụ
cũng tăng từ 20% đến 40%. Đồng thời nguồn thu cũng tăng lên đáng kể, góp
phần vào tăng trưởng chung của ngành công nghiệp, tăng dần tỉ trọng
công nghiệp trong GDP. Bên cạnh đó, làng nghề còn tạo việc làm cho hàng
nghìn lao động trong và ngoài tỉnh, góp phần xóa nghèo và giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, làng nghề Đồng Kỵ là một tiềm năng lớn
để giải quyết việc làm cho số lao động nông thôn.
Ông Vũ Hoài Nam,
Giám đốc công ty Đồ gỗ mĩ nghệ xuất khẩu Đức Thắng cho biết: "Thời gian
gần đây, ngoài thị trường Trung Quốc sản phẩm của công ty đã được xuất
khẩu sang một số nước trong khối ASEAN và có sức cạnh tranh lớn với
nhiều nước trên thị trường. Hằng năm, doanh thu của Công ty đạt từ 20
đến 30 tỉ đồng, thường xuyên tạo việc làm cho hơn 500 lao động trong và
ngoài địa phương với mức thu nhập bình quân từ 1,4 đến 5 triệu
đồng/người/tháng".
Để
khôi phục làng nghề và phát triển theo hướng bền vững, bên cạnh sự quan
tâm tạo điều kiện của Nhà nước, các cơ sở sản xuất trong phường đã tích
cực chủ động, không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao mẫu mã sản phẩm
tăng sức cạnh tranh. Đồng thời, đặc biệt coi trọng công tác đào tạo,
nâng cao trình độ tay nghề và ý thức cho người lao động, xây dựng thương
hiệu sản phẩm làng nghề, cắt giảm chi phí sản xuất, tăng nguồn thu
nhập.
Ông
Ngô Xuân Tạo, Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ cho biết: "Để duy trì sự
phát triển của làng nghề, UBND phường đã kết hợp với Báo Điện tử UNESCO
và các kênh thông tin đại chúng để quảng bá thương hiệu sản phẩm tới
người tiêu dùng trong và ngoài nước, mở rộng và tìm kiếm thị trường mới.
Bên cạnh đó, UBND phường còn đứng ra huy động vốn, tổ chức cho chủ các
cơ sở sản xuất trong phường đi tham quan các doanh nghiệp nước ngoài để
học tập, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác xúc tiến thương mại. Đây là
việc làm thiết thực để khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng bền
vững.
Chúng
tôi tin rằng, cùng với xu thế hội nhập, hợp tác và phát triển của đất
nước và giá trị ưu việt mà sản phẩm mang lại, thời gian tới mặt hàng đồ
gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ sẽ khẳng định được vị thế của mình và đủ sức cạnh
tranh với sản phẩm cùng loại của nhiều nước trên thế giới. theo http://dongky.craftb2c.com
LIÊN HOA
theo http://dongky.craftb2c.com