TỔ NGHỀ
(29)- Kỷ niệm 362 năm ngày hóa của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành
(Ngày đăng: 28/07/2023   Lượt xem: 249)

Ngày 29/7/2023 (tức 12/6 năm Quý Mão), tại đình Tú Thị, Đảng ủy, UBND, Nhân dân phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm tổ chức dâng hương Kỷ niệm 362 năm ngày hóa của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành.

Nằm ở số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Di tích quốc gia đình Tú Thị là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam.
Di tích quốc gia đình Tú Thị là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam

Di tích quốc gia đình Tú Thị là nơi thờ ông Lê Công Hành, người được coi là ông tổ của những người thợ thêu cổ truyền Việt Nam

Theo các tư liệu sử, ông Lê Công Hành sinh năm 1606, lúc trẻ tên là Trần Quốc Khải, là người làng Quất Động, huyện Thường Tín (nay thuộc Hà Nội). Ông đỗ Tiến sĩ đời vua Lê Thần Tông (năm 1637), được triều đình bổ dụng, làm đến chức Thượng thư Bộ Công.

Năm 1646, Trần Quốc Khải được cử đi sứ Trung Hoa. Là người thông minh và nhanh nhạy, ông đã học được kỹ thuật tinh xảo của nghề thêu và nghề làm lọng, đưa các nghề này về truyền cho nước ta.

Do lập được nhiều công trạng, ông được triều đình ban cho Kim tử Vinh Lộc Đại phu, chức Tả thị lang bộ Công, tước Thanh Lương hầu, được vua ban quốc tính. Do đó mà ông có tên Lê Công Hành.

Đình Tú Thị hiện nay ở số nhà 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Xưa kia, là đất thôn Yên Thái, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức.

Đình có tên nôm là "Đình Chợ Thêu", tên chữ là"Tú Đình Thị" nghĩa là "Chợ đình Thợ Thêu". Trước đây, ngôi đình từng là nơi buôn bán, trao đổi các mặt hàng thêu.

Đình Chợ Thêu được người dân Quất Động (huyện Thường Tín - Hà Nội) đến tụ cư tại kinh thành Thăng Long xây dựng vào năm 1891 (triều nhà Nguyễn), để thờ cụ Tổ nghề thêu là Lê Công Hành, người có nhiều công lao trong việc sáng tạo và phát triển nghề thêu ở nước ta.

Hiện trong đình còn bảo lưu được tấm bia đá có tiêu đề "Bản thị tiên công liệt vị" nghĩa là: "Kể tên các vị công đức của bản thị" được dựng vào ngày 11 tháng 10 năm Hoàng triều Thành Thái thứ 3 (1891), nội dung ghi lại việc dựng đình như sau: "Chợ Tú Đình, huyện Thọ Xương… bản thị gồm 26 người tự xuất tiền của, dựng từ vũ tại địa phận thôn An Thái để phụng thờ Thánh Tổ".

Đình Tú Thị là một công trình kiến trúc cổ, có quy mô không lớn lắm. Từ khi được xây dựng, đình đã qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, kiến trúc của đình đã không còn giữa được nét cổ kính như xưa. Nếp nhà ngoài là tòa Đại đình, nếp nhà trong là tòa Hậu cung - nơi đặt bộ ngai bài vị thờ cụ Tổ nghề thêu Lê Công Hành.

Hiện nay, ở làng Quất Động vẫn còn lăng mộ và nhà thờ cụ Lê Công Hành. Hàng năm cứ đến ngày 12 tháng 6 âm lịch, thợ thêu các làng nghề lại về quê hương để tế Tổ. Ở đền Yên Thái (2A phố Yên Thái - Hà Nội), cũng đến ngày 12 tháng 6, các thợ thêu ở Hà Nội lại về đình Tú Thị làm lễ giỗ cụ tổ Lê Công Hành.

                                              Theo:  kinhtedothi.vn
Xem thêm: 
>>Người thợ thêu giỏi giàu tâm huyết với nghề
>>Phát triển thương hiệu tập thể cho nghề thêu
>>Hiệp hội Thêu ren Hà Nội: Đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và phát triển
>>Đến với Nghệ nhân làng thêu Quất Động
>>Nghệ nhân thêu Lê Văn Nguyên: “GÓC NGHỆ THUẬT CHIỀU THỨ 4” VỚI NGHỀ THÊU TRUYỀN THỐNG
>>Làng nghề thêu tri ân tổ nghề
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
74.247.185
Tổng truy cập: