TỔ NGHỀ
Hà Nam: Làng nghề TTCN phát triển nhanh nhưng chưa bền vững
(Ngày đăng: 15/03/2012   Lượt xem: 806)



Sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trong những năm gần đây đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho cả ngành công nghiệp nông thôn (CNNT) của tỉnh.

Là một tỉnh có diện tích tương đối nhỏ so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, tuy không có nhiều nguồn tài nguyên cho phát triển nhưng Hà Nam lại có lực lượng nghề, làng nghề TTCN khá hùng hậu. Cũng chính nhờ lực lượng này mà ngành CNNT của Hà Nam phát triển tương đối mạnh, đời sống của người lao động khu vực nông thôn ổn định.
Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương tỉnh, Hà Nam hiện có 163 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống, 22 làng nghề TTCN và 111 làng có nghề TTCN. Cùng với sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt thay đổi của thị trường, những năm gần đây, các làng nghề TTCN của Hà Nam phát triển khá mạnh, giá trị sản xuất các sản phẩm TTCN của tỉnh giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 19,17%/năm. Riêng năm 2010, giá trị sản xuất TTCN của Hà Nam đạt 1.600 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 29,3 triệu USD, chiếm 19% tỷ trọng sản xuất công nghiệp và tỷ trọng xuất khẩu của tỉnh. Năm 2011, Hà Nam đạt hơn 1.900 tỷ đồng giá trị sản xuất TTCN và 32 triệu USD giá trị xuất khẩu.
Về loại hình, làng nghề của Hà Nam khá phong phú nhưng nổi tiếng nhất là nhóm làng nghề thủ công mỹ nghệ, làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và làng nghề chế biến gỗ…
Đánh giá cao vai trò của lực lượng làng nghề TTCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, ông Đinh Văn Dương, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nam chia sẻ: Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng làng nghề TTCN không chỉ có tác dụng thúc đẩy ngành công nghiệp nông thôn của tỉnh phát triển mà còn giúp cho việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các làng nghề. Đồng thời góp phần giải quyết được một lượng lớn lao động nông thôn, nhất là ở những nơi bị thu hồi đất, những nơi công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn chậm phát triển qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, đưa chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Đồng tình với đánh giá của lãnh đạo Sở Công Thương về vai trò tích cực của lực lượng làng nghề TTCN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tuy nhiên, tại hội thảo về “Duy trì và phát triển làng nghề tỉnh Hà Nam” được tổ chức cuối tháng 2 vừa qua, ông Ngô Quang Trung, Cục phó Cục Công nghiệp địa phương chỉ rõ: Mặc dù làng nghề TTCN của Hà Nam trong những năm gần đây phát triển rất nhanh nhưng thực sự chưa bền vững . Điều này thể hiện rất rõ ở quy mô nhỏ lẻ của các doanh nghiệp làng nghề, năng lực quản lý cũng như năng lực sản xuất hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như thời gian giao sản phẩm. Hơn nữa, cơ sở hạ tầng tại các làng nghề còn yếu, việc áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp chưa được triển khai đồng bộ và đặc biệt là tình trạng thiếu lao động lành nghề, lao động trẻ còn rất phổ biến tại các làng nghề hiện nay.
Tại hội thảo ông Dương cho biết thêm, để các làng nghề TTCN trên địa bàn tỉnh khắc phục khó khăn hướng đến sự phát triển bền vững và đặc biệt là hoàn thành mục tiêu đạt 2.281 tỷ đồng giá trị sản xuất TTCN, 35,07 triệu USD giá trị xuất khẩucủa năm 2012, Sở Công Thương tỉnh sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: tăng nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển làng nghề; định hướng cho các địa phương lựa chọn những ngành nghề thế mạnh để phát triển; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để khôi phục, duy trì và phát triển các nghề, làng nghề TTCN .
Sở Công Thương cũng sẽ có các cơ chế để di chuyển cơ sở sản xuất trong các làng nghề, các khu dân cư vào các cụm công nghiệp để đảm bảo yếu tố môi trường. Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất TTCN tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm của làng nghề cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, Sở Công Thương cũng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu lao động cho các làng nghề, cụm, điểm công nghiệp. Định kỳ, có kế hoạch tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực và khởi sự doanh nghiệp cho chủ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất…
                                                                                     Theo KTVN

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

58
Đang xem:
72.911.958
Tổng truy cập: