Thị trường ngành bán lẻ của Việt Nam đang từng bước
chuyển mình, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế - xã hội của đất nước từ sau 5
năm gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bộ Công thương cho biết, tỷ lệ đóng góp của bán buôn và bán lẻ vào GDP ngày
càng tăng (năm 2005 là 13,32%, đến năm 2010 đã là 14,43%). Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ của Việt Nam năm 2011 đạt hơn 2.000 nghìn tỷ đồng (khoảng 90 tỷ
USD), tăng 24,2% so với năm 2010. Theo dự báo của Công ty Cung cấp Dịch vụ Tư
vấn và Nghiên cứu thị trường toàn cầu RNCOS, tổng doanh thu ngành bán lẻ sẽ đạt
85 tỷ USD vào năm 2012.
Cộng
đồng doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
không những không thụ động mà đang từng bước thích ứng với tình hình mới, nâng cao
năng lực cạnh tranh. Đồng thời cũng đang phát triển nhiều mặt cả về số lượng, cơ
cấu, mạng lưới lẫn nhân lực... Bên cạnh đó, đây còn là môi trường tạo việc làm
cho nhiều lao động .
Thông
tin từ Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam cho biết, bán lẻ hiện đại tiếp tục phát triển
tại Việt Nam với gần 640 siêu thị và 100 trung tâm mua sắm. Các kênh bán lẻ
truyền thống đang dần chuyển mình, thay đổi về chất dưới áp lực cạnh tranh với
thị trường hiện đại. Dịch vụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh; diện mạo của
thương mại bán lẻ thay đổi, kéo theo sự thay đổi thói quen mua sắm của người
tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển
kinh tế - xã hội .
Thị
trường bán lẻ Việt Nam
được đánh giá là đa dạng về tiềm năng với triển vọng lâu dài của thị trường có
dân số trẻ và đang lớn mạnh, tốc độ đô thị hóa cao... Đó là những điều kiện
thuận lợi cho ngành bán lẻ phát triển. Đặc biệt, Internet, mạng xã hội và điện
thoại di động lại là cơ hội mới cho ngành bán lẻ Việt Nam trong tương lai.
Tuy
nhiên, để có thể hiện đại hóa ngành bán lẻ Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển
chung của thị trường trong nước cũng như thế giới đó là cả một thách thức lớn,
như việc chuyển dịch ngành phân phối - bán lẻ từ quy mô, khái niệm, cấu trúc,
hệ thống và tập quán kinh doanh truyền thống sang một ngành thương mại hiệu
quả, năng suất cao, công nghệ hiện đại và hướng tới người tiêu dùng...
Vì
vậy, các nhà bán lẻ cần khắc phục căn bệnh cố hữu của thị trường phân phối bán
lẻ Việt Nam; các doanh nghiệp cần phải tham khảo kinh nghiệm của các nhà bán lẻ
quốc tế, các hiệp hội đồng nghiệp trên thế giới như Thái Lan, Singapo, Hàn
Quốc... Đồng thời, từ những lợi thế sẵn có để luôn sẵn sàng mở cửa, hội nhập và
cạnh tranh bình đẳng trong môi trường bán lẻ đa dạng, nhiều thay đổi và biến
động. Từ đó góp phần nâng tầm của Việt Nam trên bản đồ thế giới về dịch vụ
bán lẻ.