LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Gốm Chu Đậu - Hồi sinh một làng nghề
(Ngày đăng: 30/05/2013   Lượt xem: 1287)
Người dân Hải Dương vẫn luôn tự hào quê hương mình là một những địa phương nổi tiếng trong cả nước về gốm sứ.

Nhà thờ tổ gốm Chu Đậu

Men theo quốc lộ 5 qua thành phố Hải Dương khoảng 8km rồi rẽ theo quốc lộ 183, đi thêm khoảng 20km nữa là tới thôn Chu Đậu - làng gốm danh tiếng mà sản phẩm làng  nghề từng có mặt khắp nơi trên thế giới, từ Ai Cập đến Trung Cận Đông, từ Đông Nam Á đến Tây Á ...

Chu Đậu là một vùng quê yên ả nằm bên tả ngạn sông Thái Bình thuộc trấn Thương Triệt, huyện Thanh Lâm, Nam Sách châu, nay là làng Chu Đậu, xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Hữu sắc tự nhiên hương, danh tiếng gốm Chu Đậu đã trở thành điểm đến trong tour du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng.

Theo các cụ già của làng kể lại thì xưa kia Chu Đậu là vùng Trần triều Hải khấu (cảng nhà Trần). Chữ Hán “Chu” là thuyền, “Đậu” là bến (bến thuyền đỗ). Nơi đây, thuyền bề ra vào tấp nập. Từ Chu Đậu, xuôi sông Thái Bình đến Nấu Khê, sang sông Kinh Thày ra cảng Vân Đồn – một cảng giao lưu với các nước của người Việt xưa.

Theo các nhà nghiên cứu thì Chu Đậu xưa là một trung tâm gốm cao cấp, xuất hiện vào cuối thế kỷ XIV, cực thịnh vào thế kỷ XV – XVI và tàn lụi vào thế kỷ XVII do nhiều nguyên nhân. Nội chiến giữa nhà Lê và nhà Mạc, vùng Nam Sách trong đó có làng gốm Chu Đậu đã bị tàn phá, các nghệ nhân làng gốm phải phiêu bạt đến vùng khác và lập nên các làng nghề gốm mới. Giặc Minh xâm lược nước ta đã bắt đi nhiều nghệ nhân giỏi, một số khác di cư sang Nhật, Triều Tiên hoặc đi tìm đường làm ăn ở các làng gốm trong nước như nghệ nhân Vương Quốc Doanh đã dẫn cả một đoàn thợ lên làng gốm Bát Tràng, góp phần làm cho gốm Bát Tràng hưng thịnh như ngày nay… Một nguyên nhân nữa là trấn Thương Triệt xưa là vùng chiêm trũng gần sông, dễ bị ngập lụt, khó tránh khỏi ảnh hưởng đến việc sản xuất gốm.

Qua nghiên cứu của giới khảo cổ và các nhà khoa học, lịch sử đã kết luận, gốm Chu Đậu là một dòng gốm cao cấp, tinh xảo, từng mang giá trị kinh tế lớn và phát triển rực rỡ nhất vào thế kỷ 15 - 17. Gốm Chu Đậu được coi là gốm Đạo, gốm bác học, gốm thấm đẫm chất văn hoá tâm linh thuần Việt, in đậm dấu ân lịch sử những giá trị nhân văn của quốc đạo phật giáo, đạo giáo, đạo nho.  Gốm Chu Đậu được đánh giá là đã chắt lọc được những nét đẹp, sự tinh xảo của các loại gốm trong và ngoài nước để tạo cho mình một nét riêng không lẫn với các loại gốm khác. Và đã có thời điểm những sản phẩm gốm Chu Đậu được xuất khẩu tới hàng chục nước trên thế giới.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sau hơn 500 năm thất truyền, đầu năm 2000, anh Nguyễn Hữu Thắng, Giám đốc Công ty thương mại Hà Nội (HAPRO) – một người con của quê hương Nam Sách đã về Chu Đậu để thực hiện một dự án đầu tư sản xuất mặt hàng gốm xuất khẩu, nhằm khôi phục thương hiệu gốm nổi tiếng, kết hợp với hoạt động du lịch làng nghề.

Với mong muốn làm hồi sinh, làm sống lại tầm cao của gốm Chu Đậu – “Một dòng gốm đẹp của Việt Nam và quốc tế” anh đã được sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương. Tháng 10/2001, Xí nghiệp gốm Chu Đậu ra đời và đi vào hoạt động. Với cơ sở rộng 33.250m2 được xây dựng trên dòng sông cổ chảy qua làng với 20 nghệ nhân từ Hà Nội, Bình Dương, Biên Hòa, Hải Dương cùng hợp tác vừa nghiên cứu những nét đặc sắc của gốm Chu Đậu, vừa thiết kế những mẫu sản phẩm mới để đưa ra thị trường. 178 công nhân, chủ yếu là người địa phương được xí nghiệp tuyển chọn. Qua thời gian đào tạo, đến nay những người thợ trẻ đã khá thành thục với các thao tác làm gốm.

Kế thừa truyền thống của cha ông, con cháu làng Chu Đậu hôm nay đang đua nhau học nghề để trở thành những thợ gốm giỏi. Đến tham quan làng gốm Chu Đậu, các di tích, di chỉ khảo cổ học ngoài trời, nhà thờ tổ nghề... tạo ra một quần thể du lịch làng nghề thú vị đã gây ấn tượng mạnh cho du khách.

Sau nhiều năm bị lãng quên, gốm sứ Chu Đậu đang từng ngày hồi sinh trên chính mảnh đất Chu Đậu. Làng nghề truyền thống Chu Đậu ngày nay đã được hàng triệu du khách trong và ngoài nước biết đến không chỉ là địa chỉ văn hóa, di chỉ khảo cổ mà còn là nơi sản xuất ra các mặt hàng mang hồn cốt dân tộc "Trong như ngọc, trắng như ngà, sáng như gương, kêu như chuông và mỏng như giấy".

Chính vì những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, làng gốm Chu Đậu được tỉnh Hải Dương lựa chọn là điểm đến và là nơi tổ chức sự kiện văn hóa lớn thứ hai của Hải Dương - Hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng Sông Hồng 2013.

                                                                                   Theo: Thể Thao Việt Nam


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

59
Đang xem:
76.244.153
Tổng truy cập: