LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
(76)- Những người nông dân vực dậy nghề trồng dâu, nuôi tằm
(Ngày đăng: 27/03/2024   Lượt xem: 25)

Từng một thời trầm lắng, gần đây, nhiều hộ dân ở xã Hành Nhân (huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) đã phát triển trở lại nghề trồng dâu, nuôi tằm lấy kén và có nguồn thu nhập ổn định.

Có thâm niên 30 năm “ăn cơm đứng”, ông Nguyễn Tấn Thảo (62 tuổi, thôn Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) được xem là một trong số những người đang bám trụ lâu nhất với nghề trồng dâu, nuôi tằm của địa phương.
Ông Võ Tấn Thảo đã có 30 năm gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Ông Võ Tấn Thảo đã có 30 năm gắn bó với nghề trồng dâu, nuôi tằm.

“Trải qua nhiều thăng trầm, tôi nhận thấy nuôi tằm là nghề nhanh cho thu nhập nhất, không vật nuôi nào có thể vượt qua. Nuôi tằm tuy bận rộn, ngày cho ăn 5,6 lần nhưng bù lại không cần nhiều vốn, nguy cơ mắc dịch bệnh của con tằm không cao nên dễ tránh được rủi ro”- ông Thảo nói.

Theo ông Thảo, nghề trồng dâu, nuôi tằm bây giờ ít tốn thời gian hơn nhiều so với trước kia. Bởi lẽ, thay vì chu kỳ nuôi khoảng 18 - 20 ngày, nay cơ sở cung cấp giống đã chăm sóc thành tằm con nên chỉ cần nuôi khoảng 13 - 14 ngày là cho ra sản phẩm kén tằm.

Tuy nhiên, ông Thảo cho rằng, con tằm cũng rất "khó tính", phải chăm sóc, vệ sinh phải thật kỹ ở các khâu thì mới cho ra lứa tằm chất lượng để tạo kén.

“Nhà có 2 vợ chồng nuôi tằm nên phải thuê thêm nhân công để hái lá dâu. Cứ một hộp tằm thu được khoảng hơn 45kg kén, tính ra cũng trên 7 triệu đồng. Riêng năm 2023 nuôi được 13 lứa, giá có thời điểm khá cao, 180.000 đồng/kg. Năm nay tôi cũng dự tính nuôi chừng đó”- ông Thảo chia sẻ .

Những cụ cao niên trong vùng kể lại, giai đoạn 1999-2000, nghề trồng dâu, nuôi tằm từng phát triển mạnh ở huyện Nghĩa Hành. Các xã: Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Phước, Hành Thịnh, Hành Thiện đều có người làm nghề này. Đến khoảng năm 2003, giá kén trên thị trường xuống thấp, nhiều nhà đã chặt bỏ cây dâu để chuyển sang các cây trồng khác cho hiệu quả cao hơn.

Dù vậy, có một số hộ dân kiên trì bám trụ, vẫn không bỏ nghề. Bởi lẽ, tằm là con vật ngắn ngày, dễ nuôi, lợi nhuận thu vào một lần không lớn bằng các vật nuôi khác nhưng có thu nhập thường xuyên trong năm.

Gần đây, nhiều hộ dân ở xã Hành Nhân đã phát triển trở lại nghề trồng dâu, nuôi tằm lấy kén gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Mô này này mang lại nguồn thu nhập ổn định, từng bước nâng cao kinh tế hộ gia đình.

Trồng dâu, nuôi tằm mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi.

Ông Võ Văn Hoàng (thôn Bình Thành, xã Hành Nhân) đã có hơn 20 năm trồng dâu, nuôi tằm, đây cũng là nghề truyền thống của gia đình ông.

Hơn một năm trở lại đây, cơ sở nuôi tằm, ươm tơ của gia đình ông đón hàng trăm lượt du khách tham quan, chụp ảnh. Trong quá trình trải nghiệm, con tằm chín đã trở thành một trong những món hàng được tiêu thụ khá nhiều để làm quà. Người nuôi tằm lại có thêm một nguồn thu nhập.

“Với diện tích hơn 1ha, gia đình tôi trồng cam, quýt, bưởi, mít và mở rộng trồng dâu để nuôi tằm. Thu nhập từ cây ăn quả hàng năm khoảng 50 triệu đồng, nghề trồng dâu nuôi tằm 100 triệu đồng. Từ ngày có du lịch cộng đồng, đời sống người dân vùng này đã thay đổi không ít, hình ảnh quê hương được nhiều người biết đến. ”- ông Hoàng cho biết.

Trồng dâu, nuôi tằm gắn với du lịch cộng đồng là hướng đi đang được khuyến khích tại địa phương

Thôn Bình Thành có hơn 10 hộ trồng dâu, nuôi tằm. Mô hình này đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, phù hợp với các hộ ít đất sản xuất. Chính quyền địa phương khuyến khích người dân giữ gìn và phát triển nghề nuôi tằm gắn với du lịch trải nghiệm, quảng bá hình ảnh làng nghề.

Chủ tịch UBND xã Hành Nhân Trịnh Xuân Dũng cho biết, năm 2023, xã Hành Nhân đón hơn 4 nghìn lượt du khách tham quan, trải nghiệm ở Bình Thành. Nhờ đó, người nuôi tằm trong thôn có thêm nguồn thu nhập.

Chính quyền hỗ trợ cho người dân phát triển diện tích trồng dâu để nuôi tằm.

Để nhân rộng mô hình trồng dâu, nuôi tằm, thúc đẩy phát triển sản xuất, địa phương hỗ trợ người dân thực hiện 2ha đất trồng dâu, vừa tạo việc làm cho người dân, vừa phục vụ phát triển du lịch tham quan làng nghề. Đồng thời, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người dân nuôi tằm, giúp tăng năng suất, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

                                        Theo:  kinhtedothi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.474.452
Tổng truy cập: