LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
'Tranh dân gian Kim Hoàng': Truyền cảm hứng về "dòng tranh đỏ"
(Ngày đăng: 10/08/2022   Lượt xem: 244)
Thông qua cuốn sách “Tranh dân gian Kim Hoàng,” nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Hòa "vẽ" lên bức tranh về di sản mỹ thuật quý giá của đất Tràng An.
'Tranh dan gian Kim Hoang': Truyen cam hung ve
Cuốn sách mô tả chi tiết cách in tranh Kim Hoàng. (Ảnh: Ngọc Huyền/Vietnam+)

“Nhắc đến tranh Tết, người ta thường nghĩ ngay đến tranh Đông Hồ  và tranh Hàng Trống. Ít ai biết, Kim Hoàng cũng là một dòng tranh nổi tiếng xứ kinh kỳ xưa mỗi dịp Tết đến Xuân về. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, tranh Kim Hoàng  đứng trước nguy cơ thất truyền nếu như không có sự kịp thời phục hồi và phát huy giá trị của di sản này,” tiến sỹ Trần Hậu Yên Thế cho biết.

Tranh dân gian Kim Hoàng hình thành từ nửa sau thế kỷ 18, xuất xứ từ làng Kim Hoàng (Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội).

Giống với một số dòng tranh khác, tranh Kim Hoàng có những chủ đề quen thuộc với đời sống người dân nông thôn và cũng có những thể loại như tranh Tết, tranh thờ… đáp ứng được những nhu cầu đa dạng, từ trang hoàng nhà cửa nhân dịp Tết đến Xuân về, cầu cho phúc lộc đầy nhà, cho đến xua đuổi tà ma, giữ nhà yên ấm.

Theo nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa , năm 1917, đê Liên Mạc vỡ đã cuốn theo toàn bộ tranh và mộc bản, sau đó, cả làng nghề cứ thu hẹp dần, cho đến Tết năm 1947 là thời điểm cuối cùng tranh dân gian Kim Hoàng còn xuất hiện trên thị trường.


Cuốn sách là kết quả của Dự án Khôi phục tranh dân gian Kim Hoàng. (Ảnh: Ngọc Huyền/Vietnam+)

Do đó, câu chuyện về tranh dân gian Kim Hoàng không chỉ là lịch sử một dòng tranh, kỹ thuật sản xuất tranh... mà là câu chuyện phục hồi lại một dòng tranh dân gian.

“Công sức của tất cả các nghệ nhân tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, các họa sĩ và nhân dân làng Kim Hoàng đã tạo nên một kỳ tích. Sau 75 năm biệt tăm, dòng tranh dân gian Kim Hoàng đã trở lại để tự đi những bước đi đầu tiên ở thế kỷ 21,” bà Nguyễn Thị Thu Hòa chia sẻ.

The bà, tranh Kim Hoàng được tô hoặc in ở trên nền đỏ là chủ yếu. Thông qua cuốn sách của mình, tác giả cũng giúp người đọc phân biệt tranh Hàng Trống , tranh Kim Hoàng và tranh Đông Hồ.

“Tôi mong rằng cuốn sách và dự án này sẽ truyền cảm hứng để mọi người hiểu hơn về dòng tranh này và quan trọng nhất là khơi dậy niềm tự hào và ý thức bảo vệ di sản của người dân Kim Hoàng,” tác giả chia sẻ./.

Nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa hiện là Giám đốc Bảo tàng Gốm sứ Hà Nội, một trong những bảo tàng gốm sứ tư nhân đầu tiên của Việt Nam. Khởi đầu với công việc sưu tầm gốm sứ, trong quá trình đi sưu tầm, bà đã phát hiện ra có nhiều dòng tranh dân gian đặc sắc đang lưu lạc hoặc đã thất truyền. Từ đó, với mong muốn bảo tồn, giữ gìn và phát huy những di sản của ông cha ta để lại, nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa đã cất công tìm hiểu tư liệu, khảo sát điền dã thực địa để thực hiện và hoàn thành nhiều công trình khoa học đặc sắc về tranh dân gian Việt Nam, trong đó một số công trình được in thành sách rất công phu như: “Dòng tranh dân gian Đông Hồ,” “Dòng tranh dân gian Kim Hoàng,” “Dòng tranh dân gian Hàng Trống,” “Tranh dân gian Huế,”…

Năm 2020, hai cuốn sách mà nhà nghiên cứu, sưu tầm Nguyễn Thị Thu Hòa tham gia thực hiện đã được vinh danh tại Giải thưởng Sách Quốc gia: “Dòng tranh dân gian Đông Hồ,” “Dòng tranh dân gian Kim Hoàng.”

                                   Theo:  vietnamplus.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

55
Đang xem:
72.126.496
Tổng truy cập: