LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Nghề dệt chiếu bên vàm Nhựt Tảo
(Ngày đăng: 07/01/2016   Lượt xem: 441)
Nghề dệt chiếu lác Nhựt Tảo là một trong những nghề truyền thống lâu đời, gắn liền với quá trình khai hoang, mở đất của người Việt ở Long An từ hơn một thế kỷ qua. Nhờ thổ nhưỡng phù hợp, cây lác được trồng nhiều ở xã An Nhựt Tân, tạo thành một vùng nguyên liệu lớn cho nghề dệt chiếu phát triển và lưu giữ đến tận ngày nay.

Để dệt một chiếc chiếu, người dân Nhựt Tảo phải trải qua khá nhiều công đoạn như cắt (thu hoạch), chẻ lác, phơi (3 đến 4 nắng), nhuộm và đan lác thành chiếu. Riêng công đoạn dệt chiếu được chia làm hai phương pháp cơ bản là dệt chiếu trơn và dệt chiếu hoa. Trong đó, chiếu hoa chia làm hai công đoạn là dệt hoa và in hoa. Công đoạn in hoa nhằm tạo hoa văn đòi hỏi nhiều công và sự sáng tạo của người thợ để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Có thể kể đến một số loại chiếu dệt hoa thông thường như chiếu phệt, chiếu sọc miên, chiếu hột mè, chiếu lảy…


                                           Người dân thu hoạch cây lác nguyên liệu để sản xuất chiếu.


                               Trước khi phơi khô, cỏ lác được chẻ thành sợi cho nhanh khô và dai sợi.


                                               Cỏ lác phải phơi đủ nắng nếu tránh ẩm và mốc sợi.


           Người dân  Nhựt Tảo hầu hết đều tự trồng lác và sơ chế nguyên liệu bằng phương pháp thủ công.


                                                     Nguyên liệu bột màu sử dụng để nhuộm chiếu.


                                         Nước phải đủ độ sôi thì bột màu mới ngấm vào các sợi chiếu.


                              Khi nhuộm màu xong phải đem phơi luôn thì những sợi chiếu mới tươi màu.


                                          Phơi sợi chiếu vừa đủ nắng để những sợi chiếu không bay màu.


                                        Bà Lý Thị Lài, 72 tuổi, người có hơn nửa thế kỷ làm nghề dệt chiếu.


                                                                   Công đoạn dệt chiếu bằng máy.


                                                  Buộc chỉ để những chiếc chiếu thêm chắc chắn.


                                           Để dệt một chiếc chiếu phải trải qua khá nhiều công đoạn.

Hiện tại, nghề dệt chiếu không chỉ là kế sinh nhai mà còn là truyền thống của gia đình và là di sản đang được bảo tồn và phát huy đối với người dân ở Nhựt Tảo. Chúng tôi đến ấp 6 gặp bà Lý Thị Lài (72 tuổi) là người có hơn nửa thế kỷ làm nghề dệt chiếu. Bà Lài gắn bó với nghề dệt chiếu từ thời con gái, đến khi lấy chồng, cũng theo nghề này. Đây là nghề truyền thống nhiều đời của cả gia đình bà và gia đình chồng. Dù đã qua tuổi thất thập, nhưng sức khỏe của bà vẫn tốt và luôn đều đặn với công việc dệt chiếu lác hàng ngày.

Gia đình bà Lài có 3 công (3.000m2) đất trồng lác nên tạo được nguồn nguyên liệu sẵn có. Bình quân hai người mỗi ngày dệt được một cặp chiếu, tiền lời khoảng 100.000 đồng/cặp, thu nhập 2 người được khoảng 3 triệu đồng/tháng.
  Ngoài bà Lài, làng dệt chiếu lác Nhựt Tảo còn có nhiều người thợ lành nghề giữ được bí quyết dệt chiếu truyền thống. Sản phẩm chiếu lác cũng rất đa dạng gồm nhiều loại như: chiếu đơn, chiếu đôi, chiếu màu, chiếu lẫy, chiếu hoa… được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành trong cả nước, trong đó chủ yếu là thị trường Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ./.
                                       Theo vnanet.vn.
                  
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.491.623
Tổng truy cập: