LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Làng Nghề đan Lục Bình Hậu Giang
(Ngày đăng: 07/01/2016   Lượt xem: 823)

Nghề đan lục bình tại Hậu Giang

Mai anh về nhớ nhé, đừng quên

Ngồi mũi thuyền nghe bài ca vọng cổ

Đưa tay vớt cành lục bình đang trổ

Thương kiếp người theo sóng nước lênh đênh

 Với lợi thế sẵn có của một miền quê chằng chịt kênh rạch, Hậu Giang rất có tiềm năng về các sản phẩm làm từ chất liệu thiên nhiên, hình thành nên các làng nghề thủ  công truyền thống như dệt chiếu, đan lục bình...Trong chuyến du hý các làng nghề Việt Nam, chúng tôi đã chọn nghề đan lục bìnhHậu Giang để đến tham quan và tìm hiểu.

                                            Đường vào làng nghề Lục Bình.

Thật may mắn, khi chúng tôi gọi điện cho một đồng nghiệp quê Hậu Giang để nhờ giới thiệu thêm về làng nghề đan lục bình nơi đây thì được biết, quê hương Long Mỹ của anh cũng chính là trung tâm của nghề này. Bản thân gia đình, họ hàng của anh cũng nhận gia công những lúc nông nhàn. Nói thêm một chút, người dân nơi đây chỉ làm hai vụ lúa nên có thời gian để nhận thêm nghề đan lục bình, vừa cho đất nghỉ vừa có thêm thu nhập. Nhiều gia đình không chỉ nhận đan, mà còn nuôi trồng và kinh doanh lục bình, lợi tức còn cao hơn cả trồng lúa.

                                             nghề đan lục bình.

Bản thân cây lục bình có nhiều tác dụng. Những đọt non thu hoạch được bán cho các nhà hàng để làm rau nhúng lẩu rất ngon. Khi đến nơi đây, chúng tôi được chiêu đãi món lẩu cá đồng nấu mẻ, ăn kèm nhiều loại rau, trong đó đọt lục bình là đắt hàng nhất. Khi thả vào nồi lẩu, đọt lục bình như hấp thụ hết vị ngon ngọt của nước dùng vào các ngăn xốp li ti trong thân, vừa ngậm vừa nhai, ăn hoài không chán.

lang nghe luc binh

                                     lục bình vừa được cắt từ dưới sông lên.

Bên cạnh làm món ăn, lục bình được nuôi trồng thành những cánh đồng bạt ngàn trên sông để cung cấp vật liệu cho nghề đan lát. Những cây lục bình cao khoảng 50, 60 phân sẽ được thu hoạch rồi phơi khô. Sau đó, dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, những chiếc giỏ lục bình ra đời với nhiều kiểu dáng khác nhau, tuỳ theo đơn đặt hàng của các Doanh nghiệp. Khung sản phẩm được làm từ các que sắt hàn lại với nhau, có bộ  được sơn tĩnh điện, có bộ không. Bộ nào không sẽ được dán một lớp băng keo để chống gỉ sét.

 luc binh tren song

                                               Lục Bình trên sông.

Sau khi đan xong, các sản phẩm sẽ được gom qua các đầu mối (thường là hợp tác xã tư nhân) rồi chuyển đến các nhà máy của Doanh nghiệp để xử lý. Tại đây, sản phẩm sẽ được phun nước để các sợi lục bình nở đều, lấp kín các chỗ hở lúc mới đan, nhìn rất đẹp. Công đoạn tiếp theo là hun trùng và phun sơn để sản phẩm trở nên bền đẹp theo thời gian. Các nước phát triển như Nhật, Hàn, Châu Âu rất chuộng các sản phẩm gần gũi với thiên nhiên như thế này.

 luc binh troi

                                        Lục Bình trên sông Hậu Giang.  

Có một kỷ niệm buồn cười khi chúng tôi đến thăm nơi nuôi trồng lục bình. Tới đoạn có nhiều người đang gặt lục bình trên sông, chúng tôi thấy một chiếc ghe đang buộc sát mé sông. Cả hội liền xuống xe, một người qua nhà bên đường định gõ cửa hỏi mượn. Đang chưa biết  tìm chủ chiếc ghe kiểu gì thì một người phụ nữ chạy xe máy tới dừng xịch trước cửa nhà và hỏi chúng tôi tìm gì. Sau khi nghe trình bày, người phụ nữ đồng ý rất nhiệt tình. Thế là chúng tôi hí hửng cởi dây cột ghe rồi đẩy ngay ra giữa dòng, không quên cảm ơn người phụ nữ tốt bụng rối rít. Đang hăm hở tác nghiệp, bỗng có tiếng người trên bờ gọi yêu cầu mang ghe vào và trách chúng tôi tự tiện. Sau khi giải thích qua lại, chúng tôi mới té ngửa khi biết người phụ nữ cho mượn chỉ là người qua đường. Thế là chúng tôi đành tiu nghỉu quay vào, mặc dù người chủ ghe thật đã tỏ ra thông cảm và vui vẻ. Cũng may, chúng tôi đã kịp chụp được rất nhiều cảnh vật tuyệt đẹp nơi đây để có dịp khoe với các bạn.

san pham tu cay luc binh

                                        Những sản phẩm từ Lục Bình.

                                                                            Theo clickbay.com.vn.

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.491.059
Tổng truy cập: