LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình
(Ngày đăng: 20/10/2015   Lượt xem: 1326)

Làng nghề truyền thống Đồng Kỵ đang ở trong giai đoạn chuyển mình, vượt ra khỏi cách làm ăn chủ yếu dựa trên nghề truyền thống, hướng ra các thị trường Âu, Mỹ với nền tảng phát triển bền vững. 

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 1

Chợ gỗ Đồng Kỵ.

Nhằm mục đích thực hiện giới thiệu về các làng nghề nổi tiếng ở Bắc bộ và đang chuyển đổi theo hướng tích cực, năng động, dám khai phá những thị trường mới, Xedoisong.vn đã kết hợp với thương hiệu Ford Việt Nam và dòng xe EcoSport thực hiện tổ chức chuyến khám phá 3 làng nghề tiêu biểu là Đồng Kỵ, Chu Đậu, và Chuôn Ngọ.

Một Đồng Kỵ đang khác

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 2

Lăn bánh khỏi Hà Nội trên chiếc Ford EcoSport, nhóm phóng viên đi theo đường vành đai 3 qua cầu Thanh Trì sang Bắc Ninh. Đó là một ngày đầu tháng 9 trời xám xịt. Đồng Kỵ nằm tiếp giáp với thị xã Từ Sơn. Trước đây làng có tên là làng Cời vốn nghèo đói ở chốn Kinh Bắc. Nhận thấy không thể nương dựa mãi vào nghề nông, những người đàn ông trong làng Cời đã rủ nhau phát triển nghề gỗ của cha ông bị bỏ mặc bấy lâu. Theo các nhà khoa học, làng gỗ Đồng Kỵ có lịch sử tồn tại và phát triển khoảng 300 năm.

Chúng tôi chọn Đồng Kỵ vì nhiều lý do. Đây là ngôi làng từ lâu được mệnh danh giàu nhất Việt Nam. Đây cũng là điển hình cho một làng nghề truyền thống phát triển rất mạnh khi mở cửa kinh tế nhưng đang ở trong giai đoạn phải thay đổi để theo kịp với xu hướng phát triển mới. Cuối cùng, việc sử dụng gỗ, cũng như các nguồn nguyên liệu tự nhiên khác, luôn là câu chuyện nóng hổi, cả trong việc khai thác và bảo vệ.

Gỗ vốn là nghề truyền thống của Đồng Kỵ, nhưng đã không còn giới hạn ở trong phường mà lan cả ra xã Phù Khê bên cạnh. Theo chính quyền địa phương, trên 2 khu vực này có 5 chợ gỗ lớn, 3 trong đó nằm tại địa bàn xã Phù Khê. Nhưng trên trục đường chính và ở trong các đường liên thôn rải rác rất nhiều chợ nhỏ, bày bán đủ loại gỗ, từ rẻ tiền cho tới cả gỗ loại 1. Ai đến Đồng Kỵ đều ấn tượng lập tức khi thấy gỗ ở khắp nơi. Gỗ được mua bán, mặc cả như những món hàng thông thường. Người ta chở gỗ bằng xe tải, xe 3 bánh hay thậm chí cả xe máy. Ở những chợ lớn, hàng nghìn súc gỗ vuông vắn được xếp trong các ki-ốt. Ở những hàng nhỏ mọc ven đường cũng có dăm bảy chục khúc gỗ lớn nhỏ xẻ sẵn. Các xưởng sản xuất thì đánh xe tải ra lấy gỗ. Thợ gia đình chốc nhát lại đảo ra chợ, người thì khuân cả cây gỗ về xẻ ra đóng đồ, có người lại chỉ nhặt một cành gỗ nhỏ về làm lại cái chân bàn.

Người ta từng nói, không có khối gỗ quý nào có ở Việt Nam mà không “chạy” qua Đồng Kỵ. Vì thế, đây cũng là nơi tập hợp của anh hào tứ xứ. Thời điểm mà chúng tôi tới Đồng Kỵ, có thể cảm nhận không khí cảnh giác được nâng cao hơn cả trước đây, cho dù vụ bắt ông trùm gỗ Minh “Sâm” xảy ra đã tròn một năm. Có lẽ bởi chiếc xe EcoSport màu đỏ quá nổi bật mà chúng tôi vừa đi vào chợ, đã có tin mật báo để chỉ vài phút sau người của ban quản lý đã xuất hiện để tra hỏi về giấy tờ và thăm dò xem chúng tôi tới đây với mục đích gì.

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 3

Một điều nữa dễ nhận thấy, là từ tháng 9 cho đến cuối năm vốn là mùa kinh doanh sôi động nhất ở Đồng Kỵ. Những năm trước, thời điểm này có thể thấy xe tải chở các mặt hàng gỗ vào ra tấp nập. Tuy nhiên, con đường chính ở Đồng Kỵ giờ vắng bóng xe. Các cửa hàng cũng ít thấy khách ghé thăm. Tưởng như chuyến đi lần này không đạt được mục đích. Nhưng những gì chứng kiến sau đó cho chúng tôi thấy dù gặp khó khăn, Đồng Kỵ đang nỗ lực để thay đổi. Những biến cố xảy đến như một điều không tránh khỏi trong quá trình “lột xác” để nâng mình lên một quy mô lớn hơn, chuyên nghiệp hơn.

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 4

Chúng tôi ghé vào siêu thị gỗ lớn nhất tại trung tâm Đồng Kỵ. Toà nhà Hướng Mai Center khánh thành cuối năm 2014, khi quy mô của cửa hàng 6 tầng nằm sâu trong phường không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như tham vọng của công ty. Công ty được thành lập bởi ông Chử Văn Hướng, một trong những người được cho là dòng dõi Chử Đồng Tử, và bà Vũ Thị Mai, một nữ doanh nhân năng động của Bắc Ninh. Toà nhà 9 tầng rộng hàng nghìn mét vuông bày chật kín các sản phẩm gỗ từ sập tam diện tứ diện, các loại bàn ghế đủ phong cách, đồ thờ cho tới những vật dụng theo phong cách hiện đại. Nổi bật ở đây vẫn là những sản phẩm cầu kỳ làm theo phong cách giả cổ, được ưa chuộng bởi đa số khách hàng truyền thống của Đồng Kỵ.

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 5
EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 6

Nhưng điều khiến chúng tôi ấn tượng là thái độ của những người bán hàng. Khi chúng tôi bước vào Hướng Mai Center, người phụ trách, anh Hiếu, tận tình giới thiệu với chúng tôi từng mẫu sản phẩm. Theo anh Hiếu, gỗ nhóm 1, đắt tiền nhất, gồm hương, trắc, mun và gụ. Một bộ sập tam diện gỗ hương có giá hơn 200 triệu đồng, một bộ bàn ghế 6 món cũng có giá từ vài chục triệu đồng, thậm chí những sản phẩm bằng gỗ trắc lên tới vài trăm triệu hay cả tỷ đồng cũng không hiếm. Vừa trò chuyện, nhóm phóng viên của chúng tôi vừa tiến hành quay phim, chụp ảnh từng sản phẩm. Ai từng đến Đồng Kỵ đều biết chụp hình là một trong những cấm kỵ bất thành văn. Nguyên nhân dễ lý giải, vì các cửa hàng sợ sẽ bị mất mẫu mã. Chưa kể tại các xưởng lớn, mỗi năm khách Trung Quốc thường đến đặt làm một vài sản phẩm riêng, với số lượng không nhỏ. Việc bị sao chép có thể làm mất đi mối hàng lớn trong năm.

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 7

Thoát Trung, mở cửa thị trường Âu, Mỹ

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 9
EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 8

Rời Hướng Mai, chúng tôi tới Trung tâm trưng bày sản phẩm thương hiệu gỗ Đồng Kỵ, thuộc Hội gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ. Hội thành lập năm 2011, đến nay có sự tham gia của hầu hết các công ty gỗ lớn ở Đồng Kỵ, với số thành viên lên đến gần 250 đơn vị. Tiếp chúng tôi là ông Vũ Quốc Vương, Chủ tịch Hội.

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 10

Theo ông Vương, đúng là giai đoạn này gỗ Đồng Kỵ đang gặp phải hai khó khăn. Thứ nhất, thị trường trong nước chưa đủ mạnh. Hiện tại, sức mua trong nước chỉ chiếm khoảng 20% lượng hàng sản xuất ra. Nguyên do là các sản phẩm gỗ Đồng Kỵ đều là hàng mỹ nghệ nên giá đắt so với mặt bằng chung, trong khi kinh tế chưa hồi phục hoàn toàn để có thể thúc đẩy thị trường này phát triển. 

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 11

Ông Vũ Quốc Vương - Chủ tịch Hội gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ.

Thứ hai, thị trường xuất khẩu hiện tại chủ yếu là Trung Quốc. Còn nhớ hồi năm 2014, sau vụ giàn khoan Hải Dương 981, xuất khẩu khẩu gỗ sang Trung Quốc gần như tê liệt. Gỗ Đồng Kỵ lại càng khó khăn, bởi nếu Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 15% xuất khẩu gỗ của Việt Nam, thì lại chiếm tới 70-80% xuất khẩu gỗ của Đồng Kỵ. Theo thống kê của Hội gỗ mỹ nghệ, lượng hàng xuất khẩu vào thời điểm đó giảm một nửa, có khi tới hai phần ba so với trước, giá bán cũng vì thế mà giảm theo. Nhiều cơ sở tạm ngưng sản xuất, hàng nghìn công nhân nghỉ việc, các xưởng còn lại cũng phải thu hẹp quy mô. Một phần nữa, người Trung Quốc nhập gỗ Đồng Kỵ là vì sản phẩm được làm từ gỗ quý trong tự nhiên. Như vậy, thị trường sẽ ngày càng giảm xuống do nguồn gỗ sẽ ngày càng khan hiếm.

EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 12
EcoSport khám phá đô thị: Làng gỗ giàu nhất Việt Nam chuyển mình - ảnh 13

Khó khăn, nhưng cũng chính là cơ hội lớn để gỗ Đồng Kỵ vươn lên. Cầm trên tay mẫu gỗ công nghiệp được cung cấp bởi đối tác nước ngoài, ông Vương cho biết từ năm 2016, Hội sẽ xuất xưởng một số sản phẩm sang châu Âu, Mỹ. Đây sẽ là những thị trường lớn mà nếu khai thác được, Đồng Kỵ sẽ thoát khỏi cảnh phụ thuộc vào Trung Quốc, tránh được nguy cơ mất nghề gỗ, và còn có thể nâng doanh số lên gấp 4-5 lần trong vài năm tới.

Sản phẩm dành cho thị trường Âu, Mỹ luôn đòi hỏi tiêu chuẩn cao hơn. Về mặt chất liệu, gỗ công nghiệp có độ bền lên tới hàng chục năm, nhờ được xử lý qua nhiều công đoạn phức tạp. Hiện tại, Hội gỗ Đồng Kỵ phải nhập gỗ nguyên liệu từ Pháp, Mỹ về để đóng các lô hàng dành cho thị trường này. Các nước như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản hay một số nơi khác còn bắt buộc xác thực nguồn gốc gỗ hợp pháp, phải là gỗ trồng thay vì gỗ mọc tự nhiên.

Về sản phẩm, hiện tại khách hàng ở những nước trên ưa chuộng mẫu mã dùng ngoài trời. Với đồ nội thất dùng trong nhà, các xưởng gỗ Đồng Kỵ nói riêng cũng như ở Việt Nam chưa đủ thiết bị và trình độ gia công cho phù hợp.

Tuy nhiên, nếu khai thác được thị trường này, nâng lượng hàng xuất khẩu lên con số đủ lớn, Đồng Kỵ thậm chí có thể mở cả nhà máy sản xuất gỗ nguyên liệu tại chỗ thay vì nhập từ nước ngoài. Đây cũng là tiền đề cho việc đầu tư dây chuyền sản xuất, cải tiến sản phẩm, nâng cấp hệ thống phân phối nhằm chinh phục thị trường gỗ trong nước, với các sản phẩm rẻ hơn, kiểu dáng hiện đại hơn và phù hợp với thị hiếu của nhiều gia đình trẻ. Trước mắt, Hội gỗ mỹ nghệ đặt mục tiêu tới năm 2018 có thể tăng doanh số hàng xuất khẩu lên gấp 5 lần hiện nay, đạt 50 triệu USD/tháng.

Cũng như thời mở cửa, lớp tiền bối đã tìm ra con đường thoát nghèo, tạo nên ngôi làng nhiều giám đốc nhất Việt Nam, với những tên tuổi như Hưng Long, Mỹ Hà, Hướng Mai v.v., chúng tôi tin rằng thách thức mới sẽ đặt cơ hội vào tay những người trẻ để đưa Đồng Kỵ trở thành hình mẫu phát triển mới, một sự thịnh vượng dựa trên nền tảng bền vững.

                                                                                                                           Theo: xedoisong.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.491.440
Tổng truy cập: