LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Quảng Nam: Phục hồi và phát triển làng nghề gắn với du lịch
(Ngày đăng: 28/09/2015   Lượt xem: 665)

Làng lụa Hội An. Ảnh: Â.T

Mấy năm gần đây, tỉnh Quảng Nam bước đầu có những thành công trong việc kết nối giữa phát triển làng nghề và du lịch, với sự tham gia của cộng đồng hướng đến mục đích gắn lợi ích và trách nhiệm của người dân vào quá trình phát triển du lịch bền vững.

Ông Đinh Hài - GĐ Sở VHTTDL cho biết, Quảng Nam chủ trương phát triển mạnh du lịch làng nghề, xem đây là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, tìm hiểu các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống. Dựa trên sức sống của nghề truyền thống, hoạt động du lịch tại các làng nghề đã và đang trở thành sinh kế mới song hành cùng với nghề truyền thống và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế làng nghề.

Quảng Nam có tiềm năng lớn về phát triển du lịch làng nghề. Năm 2013, UBND tỉnh đã đưa ra các giải pháp mở ra hướng đi mới cho các làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế làng nghề gắn với phát triển du lịch; lấy du lịch làm động lực để kích thích, bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề cũng như tạo việc làm mới và nâng cao thu nhập cho người dân. Mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt đề án “Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020”. Theo đó, tỉnh sẽ đầu tư hơn 85 tỉ đồng để hỗ trợ phát triển 16 làng nghề có tiềm năng ở các địa phương: Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, Tam Kỳ, Phú Ninh, Đông Giang, Nam Giang, Nông Sơn.

Đó là các làng nghề, làng nghề truyền thống có tiềm năng phát triển gắn với các điểm, tuyến du lịch tại các huyện, thành phố. Các làng nghề này sẽ được ưu tiên đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, điện chiếu sáng, cải tạo cảnh quan môi trường; sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý môi trường. Ngoài ra, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu (đay, cói, dâu tằm), mua sắm trang - thiết bị, máy móc như máy dệt chiếu, máy may..., xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, xúc tiến thương mại (hội chợ, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, xây dựng phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm).

Kết quả, hiện hơn 89 làng nghề thủ công truyền thống đã được khôi phục và phát triển. Trong số đó có khoảng 20 làng nghề, 7 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gắn với du lịch, tập trung chủ yếu ở Hội An, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang. Những điểm đến như làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, đúc đồng Phước Kiều, làng dệt Zara... đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách, tạo thêm nguồn thu rất lớn cho người dân làng nghề.

                                                                                                                     Theo: laodong.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.491.262
Tổng truy cập: