LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Phụ nữ Ba Na quyết giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống
(Ngày đăng: 28/09/2015   Lượt xem: 390)

Gần 2 năm qua, tổ dệt thổ cẩm làng Đê Jun, xã Yang Bắc, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai vẫn duy trì công việc đều đặn. Dù cuộc sống còn vất vả nhưng sau mỗi ngày làm việc nặng nhọc, chị em vẫn cần mẫn với tấm thổ cẩm đang dang dở…

Xã Yang Bắc chủ yếu là đồng bào dân tộc Ba Na sinh sống. Trong những nguy cơ mai một văn hóa truyền thống thì nghề dệt thổ cẩm có nguy cơ lớn nhất. Được chính quyền khuyến khích, Hội Phụ nữ Yang Bắc đã mời các nghệ nhân từ các huyện Mang Yang, Kông Chro về mở lớp dạy nghề…

Chị Đinh Thị Em - Chi hội trưởng phụ nữ Đê Jun kể: Dù biết dệt thổ cẩm là phong tục truyền thống, là vẻ đẹp của người phụ nữ Ba Na nhưng trong bối cảnh phải kiếm sống từng ngày và chẳng mấy ai mặn mà với trang phục truyền thống nữa nên mới đầu ai nghe cũng hững hờ.

phu nu ba na quyet giu nghe det tho cam truyen thong hinh anh 1

Chị Đinh Thị Bre bên khung dệt vải truyền thống. Ảnh: Như Hiếu

“Quần áo bán đầy ngoài chợ, đã đẹp lại rẻ. Con gái bây giờ không còn mặc váy; đàn ông không ai mặc khố nữa thì dệt thổ cẩm để làm gì”. Trước cái lý đó, nhiều chị em lúc đầu hăng hái cũng dần nản chí, thậm chí đã có người bỏ cuộc. Thấy nguy cơ lớp học tan vỡ, tôi đã cùng một số chị em tâm huyết trong tổ đến từng nhà, vận động  thuyết phục từng người. Mưa dầm thấm lâu, cuối cùng chị em cũng nghe ra. Tổ dệt từ dăm người đã đông dần lên 30 người và được duy trì đều đặn suốt gần 2 năm nay… - Chị Đinh Thị Em chia sẻ.

Tuy nhiên khó khăn chưa hết, cho dù ý thức được giữ nghề dệt thổ cẩm - nghề truyền thống dân tộc, nhưng tổ dệt thổ cẩm làng Đê Jun vẫn phải đối diện với một sự thật cay đắng: Sản phẩm làm ra không có người mua… Chị Đinh Thị Bre, một tổ viên buồn bã kể: Dệt một tấm vải phải mất hàng tháng trời nhưng đến khi đi bán thì không ai muốn mua cả. Dù vậy tôi vẫn muốn con gái mình sau này không mất đi cái gốc của người phụ nữ Ba Na... Rồi chị tự hào khoe: Đứa con gái lớn của tôi năm nay mới 13 tuổi mà đã biết ngồi bên khung dệt, bàn tay thành thạo không kém mình. Mỗi lần nhìn nó say mê với tấm vải, tôi lại thấy con mình đã trở thành một thiếu nữ Ba Na thực thụ rồi…”.

Chị Đinh Thị Em - Chi hội trưởng phụ nữ Đê Jun cũng tâm sự: “Bản thân tôi cũng có lần muốn bỏ nghề vì chán nản nhưng rồi lại nghĩ nếu ai cũng quay lưng thì còn ai nhớ tới nghề của cha ông. Vậy là… ở đời đâu phải làm gì cũng bởi cái ăn…”. Đó chính là ý chí và quyết tâm giữ nghề cha ông hiếm thấy của phụ nữ Ba Na làng Đê Jun. Được biết, Hội Phụ nữ xã Yang Bắc còn mở thêm một lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho cho 30 học viên làng Jro Dơng 1, do chính phụ nữ trong tổ dệt làng Đê Jun phụ trách...

                                                                                                      Theo: danviet.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.491.684
Tổng truy cập: