LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
2790 làng nghề cả nước tạo việc làm cho 24% lao động nông thôn
(Ngày đăng: 08/08/2012   Lượt xem: 806)

Theo  Chủ tịch Hội Làng nghề Việt Nam, nguyên chuyên gia cao cấp của Chính phủ - Vũ Quốc Tuấn:  hiện nay cả nước ta đã hình thành khoảng 2790 làng nghề, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, văn hóa. Các làng nghề này đang tạo việc làm cho khoảng 24% lao động nông thôn. Tuy nhiên hiện nay, một số làng nghề đang có nguy cơ mai một. Do không có thị trường tiêu thụ sản phẩm, kỹ thuật sản xuất, mẫu mã chậm cải tiến dẫn đến năng suất thấp, thu nhập của người lao động thủ công cũng thấp. Vì vậy, một số nghề thủ công truyền thống không còn sức hấp dẫn người học.  


Để việc đào tạo nghề được thực hiện một cách có hiệu quả, thời gian qua, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã cùng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội tổ chức lớp đào tạo ở nhiều địa phương, đã thực hiện theo ba mô hình dưới đây: 

Mô hình 1: Đào tạo nghề, tổ chức việc làm để xây dựng làng nghề mới. Đây là mô hình được áp dụng cho những địa phương thiếu ruộng đất, có nhiều lao động nhưng thiếu việc làm, chính quyền địa phương có nhu cầu quy hoạch hình thành làng nghề mới. Sau khi tốt nghiệp, học viên về địa phương hành nghề dần dần hình thành làng nghề mới. 

Mô hình 2: Đào tạo nghề, tổ chức việc làm kết hợp phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương. Đây là mô hình được áp dụng đối với các nghề đào tạo gắng với nguyên liệu địa phương, giao cho đơn vị có khả năng tổ chức, xây dựng vùng nguyên liệu, tổ chức đào tạo và bao tiêu sản phẩm; học viên là lao động trong vùng quy hoạch trồng nguyên liệu. 

Mô hình 3: Đào tạo nghề, tổ chức việc làm cho lao động nông thôn để duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống. Đây là mô hình áp dụng cho các làng nghề hiện có; địa phương có lao động nhưng chưa có nghề, không có việc làm hoặc ít việc làm, lại đang có nguyện vọng học nghề để có việc làm ngay tại địa phương. Ưu tiên tổ chức dạy những nghề truyền thống đang phát triển hoặc có triển vọng phát triển bền vững.

Trong việc thực hiện ba mô hình trên, điều quan trọng là có sự kết hợp của bốn bên: chính quyền địa phương; cơ quan nhà nước có chức năng điều phối thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn; các hội làng nghề và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp nói chung; và các cơ sở nhận nhiệm vụ đào tạo nghề, doanh nghiệp cung ứng nguyên liệu hoặc nhận tiêu thụ sản phẩm của làng nghề… Thực tế cho thấy sự kết hợp giữa các lực lượng ấy là rất cần thiết; trong đó, sự tham gia của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp vào việc đào tạo lao động trong các ngành nghề thủ công ở nông thôn chắc chắn sẽ đem đến những kết quả thiết thực, đáp ứng đúng yêu cầu, với chi phí tiết kiệm, tránh được lãng phí, thất thoát, bảo đảm công tác đào tạo nghề đạt kết quả bền vững.

Theo Báo Hải Phòng

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

20
Đang xem:
72.469.145
Tổng truy cập: