LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Đặc sản ở làng cổ Cự Đà
(Ngày đăng: 29/05/2015   Lượt xem: 786)
Nằm ven sông Nhuệ, thôn Cự Đà, xã Cự Khê (huyện Thanh Oai) được biết đến là một trong những ngôi làng cổ với nét kiến trúc độc đáo mang phong cách Pháp.
Không chỉ vậy, người ta nhắc nhớ đến ngôi làng này còn bởi một đặc sản rất nổi tiếng là tương nếp Cự Đà. 
Tương nếp là đặc sản hàng trăm năm của làng Cự Đà.
Tương nếp là đặc sản hàng trăm năm của làng Cự Đà.
Qua thời hoàng kim
“Khoảng 300 năm trước, người dân Cự Đà đã tạo dựng cho mình một “sản vật” để tạo nên sự khác biệt cho vùng quê này. Đó là những mẻ tương nếp thơm ngon, đậm đà mang thương hiệu Cự Đà…” – ông Đinh Văn Tình (83 tuổi), thế hệ làm tương nếp thứ 3 của làng Cự Đà mở đầu câu chuyện. Trước khoảng sân đầy nắng, con trai, con dâu ông Tình múc từng gáo tương nếp đổ vào chai nhựa. Trên thềm nhà, ông vừa nhanh tay đóng nắp, dán nhãn bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm vừa chia sẻ, làm tương có hai yếu tố quan trọng nhất là ủ mốc và nước đậu. Nếu một trong hai khâu này không đạt, chất lượng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện VSATTP, kỹ thuật chế biến, nguyên liệu là gạo nếp, đậu tương phải được lựa chọn từ những hạt đều, chắc mẩy, không bị sâu mốc,... Tất cả những yếu tố được nêu đều rất quan trọng để có thể tạo nên một mẻ tương như ý. 
Bà Trịnh Thị Hồng (81 tuổi), cũng thuộc thế hệ làm tương nếp thứ 3 của làng Cự Đà chia sẻ, vào thời điểm cực thịnh, tương nếp Cự Đà len lỏi khắp ngõ ngách, phố phường của Hà Nội. Tương được dùng thay thế cho hầu hết các loại nước chấm, gia vị. Trong làng, người người làm tương, nhà nhà làm tương. Ngày ấy, tương Cự Đà làm ra bao nhiêu cũng hết, ngày nay điều đó đã không còn nữa. Hiện, gia đình ông Tình, bà Hồng, mỗi hộ chỉ còn khoảng 4 – 5 nhân công thường xuyên, sản xuất và cung ứng cho thị trường (chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận) khoảng 50 – 60 lít tương nếp mỗi ngày. Thu nhập từ tương nếp cũng không phải là cao. Mỗi lít tương đóng chai được bán với giá khoảng 15.000 đồng. Đó là chưa trừ các khoản chi phí nguyên vật liệu chế biến, đóng gói, nhân công,… Đây cũng là một trong những lý do khiến hiện nay, ở làng Cự Đà chỉ còn khoảng 5 – 7 gia đình làm tương nếp với quy mô khá.
Tìm đường “đi xa”
Lý giải về việc nghề làm tương nếp ở làng Cự Đà dù vẫn được duy trì nhưng đã giảm, sức cạnh tranh không cao, người dân không thực sự mặn mà, ông Vũ Văn Bằng – Trưởng ban Văn hóa xã hội xã Cự Khê cho biết, địa thế của làng là nguyên nhân chính khiến tương nếp Cự Đà chưa thể vươn xa. Cụ thể, cả hai tuyến đường từ hướng Quốc lộ 21B và qua đường liên xã Hữu Hòa (huyện Thanh Trì) về làng Cự Đà đều rất nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một chiếc ô tô 4 chỗ, hoặc bán tải đi qua. Nhiều đoạn, hai xe máy tránh nhau cũng còn khó. Điều này khiến vấn đề vận chuyển hàng hóa rất khó khăn.
Ông Đặng Anh Phương – Phó Chủ tịch UBND xã Cự Khê cho biết thêm, bên cạnh yếu tố giao thông không thực sự thuận lợi, tương nếp Cự Đà hiện bị cạnh tranh khá nhiều từ các sản phẩm gia vị nói chung, tương nếp nói riêng. Điển hình như tương Bần của Hưng Yên, hay các sản phẩm đóng chai của Công ty TNHH Trung Thành,… Hiện, nhiều hộ dân làng Cự Đà đã linh hoạt, chuyển sang làm miến, bởi dù mới ra đời khoảng 50 năm, nhưng so với tương nếp, nhu cầu về miến của thị trường tương đối cao, giúp việc tiêu thụ dễ dàng, thu nhập của người dân nhờ đó cũng tốt hơn.
Được biết, không chỉ tương nếp mà miến làng Cự Đà cũng đã được Sở NN&PTNT, Sở Công Thương Hà Nội bảo hộ nhãn hiệu. Xã Cự Khê cũng thường xuyên tổ chức tập huấn, giám sát thực hiện nghiêm quy trình đảm bảo VSATTP trong quá trình sản xuất; đồng thời, tạo điều kiện để người dân có thể vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Dù vậy, để đặc sản tương nếp cũng như miến làng Cự Đà có thể đến được với nhiều vùng miền khác trên cả nước, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân, các cấp, ban ngành của TP, địa phương, sẽ còn rất nhiều việc cần làm.
                                                                    Theo : ktdt.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.500.059
Tổng truy cập: