LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Giới trẻ giữ nghề xưa
(Ngày đăng: 29/04/2015   Lượt xem: 720)
Trong khi một số nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một thì nhiều đoàn viên, thanh niên trong tỉnh quyết tâm nối nghiệp ông cha, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Đỗ Văn Chiến, thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn (Yên Dũng) tiếp tục phát huy nghề truyền thống của quê hương.

Giữ nghề truyền thống

Ở thôn Đông Thượng, xã Lãng Sơn (Yên Dũng) luôn rộn rã tiếng máy xẻ, máy bào, đục, chạm... Những khúc gỗ vô tri qua đôi tay khéo léo, tài hoa và bí quyết riêng của người thợ trở nên có hồn. Như nhiều bạn trẻ khác, với niềm đam mê chạm, khảm, từ nhỏ Đỗ Văn Chiến (SN 1990) đã thành thạo nghề mộc. Hiện Chiến cùng anh trai mở cơ sở chuyên chạm, khảm đồ kỹ, mỹ nghệ làm ăn phát đạt. 

Tại Lãng Sơn, nhiều bạn trẻ khác cũng lập nghiệp với nghề mộc truyền thống của quê hương. Hơn 30 tuổi, Bùi Thế Tùng (SN 1984), thôn Trại Thượng sở hữu xưởng sản xuất gỗ gần 100m2. Sinh ra trong gia đình có tiếng làm nghề mộc, Tùng quyết tâm làm giàu bằng nghề mộc "cha truyền con nối". Anh linh hoạt vận dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư máy để rút ngắn thời gian hoàn thiện sản phẩm. Lúc rảnh, anh còn lên mạng Internet tìm kiếm các mẫu đồ gỗ mới hoặc đến những làng nghề mộc ở Hà Nội, Bắc Ninh học hỏi kinh nghiệm. 

Với đôi tay tài hoa, Tùng đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, tinh tế, được khách hàng ưa chuộng. Hiện xưởng sản xuất của anh chuyên đóng bàn ghế, đồ thờ, tứ linh, đồng hồ giả cổ... mang lại thu nhập gần 300 triệu đồng/năm. Anh Tùng còn luôn quan tâm dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên địa phương. Tùng tâm sự: "Biết là vất vả, bụi bặm nhưng vì tình yêu và mong muốn phát triển thương hiệu mộc Đông Thượng nên tôi quyết tâm giữ nghề".

Dưới nắng hè oi ả, dọc các tuyến đường, khu đất trống ở thôn Thủ Dương, xã Nam Dương (Lục Ngạn) nơi đâu cũng lấp lóa màu trắng của mỳ. Tranh thủ thời tiết có nắng, những ngày này, các lò tráng mỳ trong thôn như chạy hết công suất. Anh Hoàng Minh Luân (SN 1988) là con trưởng trong gia đình làm mỳ lâu đời. Sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Nghề Bắc Giang, anh Luân trở về quê phát huy nghề làm mỳ truyền thống. Anh mạnh dạn đầu tư máy vào sản xuất. Các công đoạn như xay bột, tráng, cắt bánh đều được thực hiện bằng máy khiến công việc đỡ vất vả, năng suất tăng, thu nhập cũng cao hơn. Anh Luân còn là thành viên tích cực của Câu lạc bộ Thanh niên làm kinh tế giỏi xã Nam Dương, thường xuyên giúp đỡ các bạn trẻ trong sản xuất, tiêu thụ mỳ. 

Tiếp sức cho thanh niên

 

Thuận lợi của thanh niên là có sẵn nghề ông cha để lại, vấn đề là làm gì để giữ và làm giàu từ nghề truyền thống. Và để thực hiện được điều đó, từ cách làm thủ công, chúng tôi đã cải tiến, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Nhiều ĐVTN ở Nam Dương đã suy nghĩ và làm như vậy để giữ nghề".

--------------------

Anh Hoàng Minh Luân, thôn Thủ Dương, xã Nam Dương (Lục Ngạn).

 

Từ quan điểm đó, nhiều phong trào như: "Giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp"; "Tham quan mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi"... đã thiết thực giúp đỡ các bạn trẻ vốn, khoa học kỹ thuật phát triển nghề truyền thống. Tại các cơ sở đoàn đã thành lập nhiều tổ hợp tác, câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế. Đơn cử như câu lạc bộ thanh niên làm kinh tế giỏi xã Nam Dương (Lục Ngạn) với 30 thành viên. Sinh hoạt tại câu lạc bộ, ĐVTN được trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm; hỗ trợ vốn, thị trường tiêu thụ; cam kết sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm... Toàn tỉnh hiện có 37 làng nghề truyền thống. Với nền tảng ông cha để lại, nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tích cực giữ gìn, phát triển nghề xưa. "Hiện lớp nghệ nhân tâm huyết ngày càng ít, trong khi lớp trẻ có xu hướng ly hương làm ăn nên giúp ĐVTN khởi nghiệp với nghề truyền thống là việc làm cần thiết. Để tránh nguy cơ thất truyền, mai một làng nghề, tổ chức đoàn thường xuyên tạo điều kiện hỗ trợ, thu hút thanh niên bám nghề, làm giàu", anh Trương Quang Hải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn chia sẻ. 

Hay tại xã Lãng Sơn (Yên Dũng), Ban Chấp hành Đoàn xã tích cực tham mưu với Đảng ủy, UBND xã hỗ trợ ĐVTN làm nghề mộc. Các cơ sở đoàn còn đẩy mạnh tuyên truyền, tư vấn giới thiệu nghề, mở các lớp học hướng dẫn kỹ thuật cho ĐVTN... Hiện toàn xã có hơn 100 ĐVTN làm mộc, góp phần thổi luồng gió mới cho làng nghề. 

Với sức trẻ, năng động và nhiệt huyết, nhiều ĐVTN đã ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, quảng bá sản phẩm làng nghề.

                                                                        Theo : infonet.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
72.494.275
Tổng truy cập: