Mũ
lá “Lâm Xung” tên nghe rất lạ, nhưng từ lâu nó đã là một sản phẩm mang thịnh
vượng đến cho làng nghề mũ nón lá Tri Lễ (Tân Ước, Thanh Oai, Hà Nội).
Đến làng Tri Lễ hôm nay, có thể thấy nhà nhà,
người người làm mũ lá “Lâm Xung”. Sân nhà nào cũng thấy người ngồi khâu mũ và
trắng lóa một màu lá cọ hong nắng. Thỉnh thoảng lại thấy những chiếc xe máy chở
những chồng mũ dài đi rao hàng.
Trước đây, thôn Tri Lễ chỉ
sản xuất các loại mũ lá và nón lá thông thường. Cách đây hơn 10 năm, trong làng
có ông Nghiêm Phú Đáo do mê phim Thủy Hử của Trung Quốc, thấy nhân vật Lâm Xung
hay đội một chiếc mũ lá trông hay hay nên về nhà bắt chước làm thử, mũ làm xong
đem ra chợ bán ai cũng thích và bán chạy.
Cũng từ đó, cái tên mũ lá
"Lâm Xung" ra đời, trở thành thương hiệu của làng nón Tri Lễ. Làng trở
nên nhộn nhịp hơn, từ già đến trẻ ai cũng làm mũ. Người trẻ một ngày làm được
20 mũ, người già thì làm được hơn 10 cái. Không chỉ ở Tri Lễ, việc làm mũ lá
“Lâm Xung” còn lan sang cả những làng lân cận.../.
|
Lá cọ - nguyên liệu chính
cho sản phẩm mũ lá Lâm Xung. |
|
Để cho những chiếc mũ bền
và đẹp, việc hong phơi lá hết sức quan trọng |
|
Dựng khung làm mũ. |
|
Chuốt là phẳng lá cọ. |
|
Cụ già 85 tuổi tham gia làm mũ. Mỗi ngày cụ có thể làm được 5 chiếc. |
|
Cả nhà làm mũ. |
|
Vợ chồng làm mũ. |
|
Nụ cười trẻ thơ xem mẹ làm
mũ. |
|
Mũ được làm ở mọi nơi, trên
nhà dưới bếp |
|
Cụ già 95 tuổi vẫn không nghỉ ngơi. |
|
"Công xưởng" trong nhà bộn bề lá cọ. |
|
Mũ lá Lâm Xung là mặt hàng
xuất khẩu số lượng lớn sang Trung Quốc. |
Theo vov