Vàng mười, bạc thật được dát mỏng như tờ giấy (gọi là đập diệp), cắt thành từng miếng vuông nhỏ 1cm2.
Nghề dát vàng quỳ là nghề thủ công truyền thống của Việt
Nam, đó là chế biến vàng, bạc dát thành lá mỏng bằng phương pháp sản
xuất thủ công lâu đời, độc đáo. Đến nay, ở Việt Nam chỉ có làng Kiêu Kỵ
(xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội) có bề dày hành nghề làm vàng, bạc
quỳ hơn 400 năm qua với tổ nghề là danh nhân Nguyễn Quý Trị.
Công cụ làm vàng quỳ, bạc quỳ gồm búa, đe, kìm, kéo chuyên dụng. Vàng
mười, bạc thật được dát mỏng như tờ giấy (gọi là đập diệp), cắt thành
từng miếng vuông nhỏ 1cm2.
Xếp lần lượt từng miếng vàng hay bạc vào tập lá quỳ (lá quỳ là loại
giấy đen đặc biệt, chế từ giấy dó bền dai), mỗi miếng vàng ngăn cách
nhau bởi một tờ giấy đen. Bọc vải sơn bên ngoài tập giấy đen đã xếp
những miếng vàng hay lá bạc, sao cho thật kín.
Người thợ nện búa vào tập giấy bọc vải sơn đặt trên đe cho tới khi
miếng vàng hay bạc ở giữa hai tờ giấy đen thành lá mỏng tang, thổi khẽ
là bay. Với bàn tay điêu luyện của người thợ, 1 chỉ vàng có thể đập mỏng
thành 980 lá, diện tích hơn 1m2.
Khi gỡ quỳ, người thợ phải ngồi trong phòng kín, đeo khẩu trang và
ngồi trong màn để tránh gió, bởi chỉ vô ý thở mạnh hay có rung động nhỏ
cũng có thể làm bay mất những lá vàng mỏng manh.
Hiện làng nghề Kiêu Kỵ đang cung cấp vàng quỳ cho nhu cầu trong nước
và xuất khẩu sang Đài Loan, Hồng Kông và một số nước Đông Nam Á.
Theo 24h