Nghệ
An hiện có gần 400 làng có nghề và có 102 làng nghề đủ tiêu chí được
UBND tỉnh công nhận. Trong đó, huyện Nghi Lộc có 19 làng nghề, huyện
Diễn Châu có 16 làng nghề, huyện Quỳnh Lưu có 21 làng nghề, huyện Yên
Thành 10 làng nghề, thành phố Vinh 6 làng nghề…
Ngành nghề trong các làng nghề được phân bổ như: mây tre đan 42 làng,
chế biến hải sản 10 làng, bún bánh 8 làng, mộc dân dụng và mỹ nghệ 6
làng…
Các
làng nghề đã giải quyết việc làm ổn định cho trên 2,5 vạn lao động, thu
nhập bình quân 8,5 triệu đồng/người/năm, góp phần vào mục tiêu xóa đói
giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang phát triển tiểu
thủ công nghiệp, xây dựng bộ mặt nông thôn mới.
Làng nghề mây tre xuất khẩu
Để
cho các làng nghề phát triển bền vững, tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa
phương củng cố các làng nghề hiện có, khôi phục các làng nghề đã bị mai
một, đồng thời du nhập thêm một số nghề mới phù hợp với điều kiện sản
xuất ở khu vực nông thôn.
Bên
cạnh đó, các địa phương tập trung phát triển các doanh nghiệp trong các
làng nghề để làm trụ cột, hàng năm đánh giá, phân loại để hỗ trợ về vốn,
đào tạo lao động, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, nâng cao tay
nghề, đào tạo nghệ nhân trẻ, phát huy vốn quý của các nghệ nhân nhiều
tuổi, hình thành nhiều lớp nghệ nhân trong làng nghề, qua đó tạo lực
lượng kế thừa, lưu giữ được những tinh hoa truyền thống làng nghề…
Các
biện pháp tích cực của các cấp chính quyền sẽ góp phần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của Nghệ An phát triển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp.
Làng
nghề phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải
thiện, con em nông dân đến tuổi lao động có việc làm tại chỗ. Đó cũng là
chủ trương phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh Nghệ An trong những
năm tiếp theo.
Theo congannghean