Tọa lạc tại TP. Hội An của tỉnh Quảng Nam
miền Trung, làng gốm cổ Thanh Hà đã tồn tại được hơn 500 năm và đã duy
trì được nghề làm gốm truyền thống.

Vào thế kỷ 15, những nghệ nhân từ tỉnh Thanh Hóa đã định cư tại Hội An
và xây dựng ngôi làng này. Họ đã hành nghề làm gốm truyền thống và
truyền cho hậu thế cho đến bây giờ.
Vào thế kỷ 16 và thế kỷ 17, nghề thủ công này đã hưng thịnh cùng với sự
phát triển nhanh chóng của Hội An, cung cấp các sản phẩm gốm cho cả khu
vực miền Trung.
Nghề làm gốm Thanh Hà và các nghề thủ công khác như nghề làm mộc Kim
Bồng, làm chiếu Cẩm kim và trồng rau Trà Quế đã góp phần tạo nên một
chuỗi các làng nghề thủ công khắp TP.Hội An.
Những sản phẩm gốm với hình dạng và kích cỡ khác nhau được sản xuất tại
Thanh Hà bao gồm bình, bát, chậu, tách, lọ, gạch, ngói và những thứ có
giá trị nghệ thuật khác.
Hiện nay, khoảng 20 hộ gia đình địa phương làm gốm có tiếng vì những
nét độc đáo, điểm đặc biệt và màu đặc trưng của gốm vì chúng được làm
bằng tay và được nung trong lò.

Một góc làng gốm cổ

Một ngôi miếu cổ ở làng Thanh Hà

Làm sản phẩm gốm theo cách truyền thống

Nung gốm

Chuẩn bị nguyên vật liệu

Làm việc nhóm

Tạo hình sản phẩm gốm

Sản phẩm gốm truyền thống

Trang trí sản phẩm gốm

Thiết kế mới

Chùa Cầu

Điêu khắc họa tiết




Du khách thích thử làm gốm


Mô hình Công Viên Văn Hóa Gốm
Theo vov