LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Làng Vó vươn lên
(Ngày đăng: 09/07/2012   Lượt xem: 616)
Làng Vó (tức thôn Quảng Bố) xã Quảng Phú, Lương Tài có nghề đúc đồng truyền thống từ thời Lý. Sản phẩm là hạc, rùa, lư đồng, chân đèn, thắp dầu, tranh chữ đồng đặc sắc…
Trải qua nhiều thời đại, làng Vó đã để lại nhiều dấu ấn đẹp trên mọi miền của đất nước với các sản phẩm đúc tinh xảo và đa dạng . Ngày nay, khi bước vào cơ chế thị trường, với sự chuyển đổi để thích ứng với cuộc sống mới, nơi đây lại chế tạo ra những sản phẩm gần gũi, thiết thực với đời sống như: phích cắm, chi tiết ổ điện…
 

Gia công các chi tiết máy bằng đồng tại gia đình bà Nguyễn Thị Nhã.

 
Tất cả những sản phẩm đều được gia công chính xác bằng đồng, chế tạo bằng những thiết bị máy móc khá hiện đại. Với sự sáng tạo, cập nhật công nghệ của những nghệ nhân đúc đồng cũng như của các hộ gia đình, nghề đúc đồng với những sản phẩm hoàn toàn mới đi vào làng Vó, qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo của người dân nơi đây, những sản phẩm thiết thực này được đưa ra thị trường, tới các vùng lân cận như Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nội... đáp ứng một phần nhu cầu thiết thực của đời sống.

Hiện nay, làng Vó có 945 hộ dân (cả hộ dân tạm trú), đã có 50 công ty đăng kí kinh doanh nhà nước, 60% các hộ dân làm nghề đúc đồng và gia công cơ khí chính xác, thu hút mỗi ngày gần 200 lượt lao động vào làng làm thuê. Lợi nhuận của các doanh nghiệp, hộ sản xuất thu được trong năm 2011 từ nghề truyền thống lên tới 80 tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Nhã, (xóm Chợ) chia sẻ: “Đây là nghề truyền thống mà ông cha để lại nên gia đình vẫn cố gắng gìn giữ. Sản phẩm chủ yếu hiện nay là chân phích cắm điện, ổ khoá các loại. Hiện tại, gia đình đang thuê 7 nhân công và trả lương trung bình 2,7 triệu đồng/người/tháng”. Vài năm gần đây, công nghệ sản xuất hiện đại, gia đình bà Nhã và nhiều hộ trong làng mua máy về sản xuất, giúp giảm thiểu nhân lực, tăng năng suất lao động, tạo được lợi nhuận cao hơn.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, địa phương thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp làng nghề thôn Quảng Bố, giúp các thành viên trong Hội có điều kiện hợp tác, chia sẻ thông tin. Từ đó, năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngày được nâng cao. Trước tốc độ phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành nghề cũng như sự cạnh tranh giữa các làng nghề, các mặt hàng với nhau, làng Vó cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Giai đoạn 2009 - 2010, khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho nhiều hộ gia đình gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh . Nhưng đến nay, sự kiên trì bám trụ với nghề cũng như nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành các doanh nghiệp, hộ sản xuất làng Vó đã đi vào ổn định và tiếp tục sản xuất.

Ông Nguyễn Đình Bình, trưởng thôn Quảng Bố cho biết: “Từ khi có công nghệ sản xuất bằng máy móc hiện đại, người dân cũng giảm bớt khó khăn. Năm 2010, thôn có 93 hộ nghèo nhưng sang năm 2011 chỉ còn 80 hộ. Hiện nay, trong làng có nhiều nhà cao tầng được xây dựng, chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng cao”.

Về làng Vó hôm nay, ai cũng cảm nhận được tiếng máy công nghiệp rộn rã, lửa đỏ rực lò đúc, không khí sản xuất sôi động khắp xác ngõ xóm. Làng Vó đang vươn lên mạnh mẽ.

Theo baobacninh
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

68
Đang xem:
74.215.421
Tổng truy cập: