Hiện tại, Kawayan Tech đã bán ra khoảng
80 loại xe với nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau, phù hợp với nhiều lứa
tuổi. Những chiếc xe có giá giao động từ 119 USD (2,4 triệu đồng) đến
238 USD (4,8 triệu đồng).
Công ty này cũng đã sản xuất chiếc xe
điện đầu tiên bằng tre. Chiếc xe này có bao gồm động cơ, nhưng hầu hết
các bộ phận đều được làm từ tre, bao gồm cả chỗ ngồi . Hiện tại, công ty
này cũng đang có kế hoạch sản xuất ván trượt và xe lăn bàng tre.
Mặc dù sự ra đời của chiếc xe cũng đi
kèm với nhiều mối nghi ngờ về chất lượng cũng như độ bền của sản phẩm,
nhưng với sản phẩm độc đáo này, Kawayan Tech đã tạo được tiếng vang
không chỉ trong nước mà là cả thế giới. Xe đạp tre của hãng hiện đã xuất
hiện ở nhiều nơi trên thế giới như Tây Ban Nha, Ý, Hà Lan, Đan Mạch,
Nhật Bản, Canada, Mỹ, Úc, New Zealand.
Koen Walvaren, một người Đức hiện đang
sống tại Hà Lan cho biết, anh đang sử dụng loại xe bằng tre này bởi nó
là không chỉ thân thiện với môi trường mà còn là một sản phẩm mang đầy
tính nghệ thuật.
"Đắt ư? Tất nhiên là giá của những
chiếc xe này không rẻ, nhưng đổi lại, bạn có một chiếc xe độc nhất, được
sản xuất bằng tay với mức giá bằng với mức giá trung bình của những
chiếc xe đạp thông thường. Thêm vào đó, nó còn cho thấy chủ nhân của
chiếc xe rất quan tâm tới môi trường", Walavaren nói.
Với những sản phẩm độc đáo như vậy, Kawayan Tech đang đưa những sản phẩm bằng tre của Philippines tới toàn thế giới.
Và câu truyện cây tre tại Việt Nam
Sản xuất hàng các mặt hàng từ tre không
phải là một điều quá xa lạ. Tại nhiều quốc gia ở châu Á như Philippines,
Trung Quốc, Ấn Độ, hay Việt Nam, tre luôn là nguyên liệu chính được sử
dụng trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chất lượng cao. Những sản phẩm
độc đáo được làm từ mây, tre, đan luôn được các nước trên thế giới công
nhận cả về chất lượng cũng như tính thẩm mỹ.
Chiếc xe đạp tre của Philippines, được
người dân trong nước cũng như thế giới hoan nghênh như vây, một phần
không nhỏ là bởi tính thân thiện và bảo vệ môi trường của nó so với các
sản phẩm công nghiệp làm từ nhựa hay sắt thép.
Cũng giống như nhiều quốc gia trong khu
vực, Việt Nam, cũng là một quốc gia có ngành công nghiệp mây tre đan
phát triển . Tuy nhiên, thực trạng khai thác và sử dụng mây, tre, đan ở
Việt Nam không những không thể hiện tính thân thiện, mà còn đang góp
phần hủy hoại môi trường.
|
Việt Nam hiện nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu mây tre đan nhiều nhất thế giới. |
Cụ thể, tại hội nghị bàn tròn quốc gia
lần 5 về sản xuất và tiêu thụ bền vững diễn ra mới đây tại Nha Trang,
ông Lê Xuân Thịnh - Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) cho biết:
Ngành mây Việt Nam hiện khai thác theo kiểu tận diệt, không quy hoạch
hoặc trồng mới khiến song mây ngày càng cạn kiệt, khai thác không đúng
tiêu chuẩn nên tạo ra lượng chất thải nhiều.
Bên cạnh đó, việc chế biến song mây cũng
tiềm ẩn nhiều rủi ro như sử dụng dầu thải diesel để luộc gây ô nhiễm
môi trường, tốn nhiều nước và hóa chất trong quá trình tẩy do công nghệ
không hợp lý. Ngoài ra, khâu hoàn thiện song mây cũng tiềm ẩn nhiều yếu
tố dễ gây ô nhiễm môi trường như thải nhiều keo PVA trong quá trình
nhúng tạo độ cứng; Phát sinh dung môi trong quá trình sơn...
Mây tre đan cũng là một trong những sản
phẩm quan trọng, chiếm cơ cấu lớn trong xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia, mặt hàng này đang có tiềm
năng rất lớn để phát triển.
Thế nhưng, việc mở rộng quá nhanh việc
xuất khẩu hàng thủ công, sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp sử
dụng cùng loại nguyên liệu với khối lượng lớn và nạn bán nguyên liệu thô
ra nước ngoài, khiến cho nguồn nguyên liệu thiên nhiên trong nước đã
cạn kiệt nhanh chóng. Hệ quả là có một nghịch lý là một nước nông nghiệp
như Việt Nam lại phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
Nhu cầu của các thị trường lớn trên thế
giới như châu Âu, Mỹ... là có thật. Nhưng đi kèm với nhu cầu lớn là
những đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới cũng khiến ngành mây tre Việt Nam gặp nhiều khó khăn
trong việc xuất khẩu hàng hóa, chủ yếu chỉ bán được cho khách nước ngoài
đến du lịch, tham quan. Nhiều làng nghề ở khu vực Hà Tây đã thu hẹp quy
mô sản xuất của mình.
Với những khó khăn như vậy, ngành mây
tre đan tại Việt Nam đang trong cảnh bí đầu ra - xa đầu vào - loay hoay
tìm lối thoát. Những khó khăn đó là hệ quả của việc phát triển bừa bãi
không đi kèm với tính bền vững và định hướng lâu dài.