|
Làm nghề này trước hết phải có lá quỳ - là loại lá đặc
biệt, được làm từ giấy dó, quét lên một loại mực đặc biệt chỉ có ở Kiêu
Kỵ. Mực này làm từ nhựa thông, mùn cưa, hồ và keo da trâu. Để cho ra
một đợt lá quý, người thợ phải phết mực ít nhất 3 lần và phơi khô.
Vàng, bạc sau khi được nấu chảy và đổ khuôn thành phiến mỏng sẽ được cho vào giữa lá quỳ đánh dẹt để thành lá vàng mỏng hơn nữa. |
|
Búa giã quỳ nặng 3-5kg. Phiến vàng, bạc trước khi đưa
vào trong quỳ sẽ được bọc một lớp vải, sau đó mới dùng búa đập trên một
tảng đá nhẵn và to. Trung bình để giã dập một quỳ mất khoảng 30-45
phút. Đập quỳ nếu không đúng kỹ thuật thì rất dễ vào tay, vì búa nặng,
quỳ nhỏ và lá quỳ lại có độ nảy. |
|
Giã xong, người thợ gỡ vàng ra và dùng kéo cắt thành những miếng nhỏ, hình vuông có cạnh chừng 1cm. |
|
Lá vàng sau khi đập dập, gỡ và cắt nhỏ lại được xếp xen kẽ vào giữa
lá quỳ (long quỳ). Một long quỳ có từ 400 đến 500 lá. Để xếp, người ta
dùng thanh tôn cắt thành những chiếc dao có mũi nhọn, gọi là “bay” để
gắp lá vàng vào cho dễ. |
|
Sau khi long quỳ xong, người ta lại gói quỳ vào hai
mảnh vải và giã tiếp cho vàng thật mỏng. Công đoạn này rất quan trọng,
quyết định đến chất lượng vàng dát lên tượng có màu sáng hay xỉn. Mất
khoảng hơn 1 tiếng thì xong. Sau đó lá vàng sẽ được lấy ra và đặt xen kẽ
lên giấy (là trại quỳ). |
|
Trại quỳ cũng là công đoạn khó, phải lấy vàng sao cho
lá vàng không bị rách, không dính vào tay. Chỉ cần hơi thở nhẹ là vàng
sẽ bị bay. Do đó khi trại quỳ, người thợ cần hạn chế nói chuyện, cười,
thở mạnh (ngày xưa vì sợ vàng bay mà Kiêu Kỵ còn phải ngồi trong màn che
để làm công đoạn này). Sản phẩm sau cùng, mỗi quỳ gồm có 10 buộc giấy, mỗi buộc có 40-50 tờ giấy tương ứng với chừng ấy lá vàng. |
|
|
Những sản phẩm được dát quỳ vàng rất phong phú và đa dạng gồm hoành
phi, câu đối, tượng thú, tượng phật… dùng làm đồ trang trí tại đình,
chùa, mang nét đẹp tinh tế và là tinh hoa của làng nghề Kiêu Kỵ. Hiện
nay, những sản phẩm này còn được xuất sang nhiều nước trên thế giới. |