LÀNG NGHỀ -PHỐ NGHỀ- GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
Làng nghề bánh đa Phúc Hạ
(Ngày đăng: 27/06/2012   Lượt xem: 977)

Thị trấn Vĩnh Trụ – Lý Nhân – Hà Nam nổi tiếng là nơi cung cấp bánh đa, bánh phở, miến ngon đi khắp các vùng trong cả nước. Nhưng cội nguồn của những sản phẩm ấy – có thể ít ai biết được – là làng nghề bánh đa truyền thống Phúc Hạ – xã Hợp Lý – huyện Lý Nhân – Hà Nam.

Phúc Hạ nằm bên một nhánh của con sông Hồng, có những bãi bồi xanh ngút ngát ngô và dâu tằm. Sinh hoạt của người dân nơi đây gắn chặt với sự hình thành và phát triển của nền văn minh lúa nước vùng đồng bằng Bắc bộ. Từ xa xưa, người dân Phúc Hạ đã biết sản xuất và chế biến nhiều nông phẩm từ lúa, gạo, hoa màu. Những sản phẩm từ nông nghiệp của Phúc Hạ đã xuất hiện từ thuở đất nước còn sơ khai, rồi qua thời chống quân Nguyên xâm lược. Phía trên Phúc Hạ là Phúc Thượng – đất võ. Phúc Thượng như người anh trai cả, có thân hình săn chắc, khỏe mạnh, thường ra trận đánh giặc bảo vệ đất nước. Người em gái là Phúc Hạ khéo léo, ở nhà lo ruộng vườn, cấy hái, đợi người anh của mình thắng trận trở về, mở hội khao quân. Nhờ có những ngày hội như thế, mà người em gái Phúc Hạ sáng tạo ra được rất nhiều sản vật từ hạt gạo, hạt ngô, củ rong riềng.,… để rồi dần dà hình thành làng nghề tráng bánh đa, thái miến Phúc Hạ, phát triển đã hơn 100 năm nay.

Làng nghề bánh đa Phúc Hạ cách thị trấn Vĩnh Trụ gần 8 km nhưng nét quê còn rất đậm đà với những dàn tre để phơi bánh dọc bờ ao, hàng rào, mép ruộng dài dằng dặc. Người dân Phúc Hạ làm nghề gối vụ. Mùa rong riềng được thu thì làm miến, mùa gạo lại làm bánh đa. Miến được làm từ cuối tháng 9 âm lịch năm trước sang đến tháng 3 năm sau. Để có được những sợi miến ngon, dai, người làm nghề phải trải qua rất nhiều công đoạn. Xưa, muốn làm miến, phải trồng rong riềng. Rong riềng củ được rửa trong một cái sân lớn, đổ đầy nước ngâm rong cho đến khi tơi đất, rửa đi rửa lại tróc sạch vỏ mới đem vào nghiền thành bột. Bột rong riềng trước khi đưa vào làm miến phải đánh lọc lại cho thật kỹ theo đường khăn “von”, và tẩy trắng. Sau đó pha thêm với bột chín để bột không bị lắng và có độ dai (1 tấn bột rong thường pha với 8kg bột chín). Khâu tiếp theo là cho vào máy và cán lên giàn. Trước đây, không có máy, phải cán bằng tay. Độ dai của miến được đo bằng độ dài có thể kéo được của bột. Một lượng bột nhỏ có thể cán mỏng và kéo dài 2.4m, cắt mỏng mà không đứt, gãy. Làm bánh đa cũng tương tự như làm miến, nhưng nhẹ nhàng và ít công đoạn hơn. Nguyên liệu là gạo, gạo trắng thì cho bánh trắng, gạo đỏ thì cho miến đỏ. Bột cán càng mỏng thì bánh càng mềm, ngon. Miến và bánh đa những món ăn dân dã mà vẫn sang, gần gũi với người nông dân. Nhất là lễ, Tết và trong những ngày giỗ ông bà, tổ tiên. Thiếu miến, bánh đa là thiếu đi hương vị quê hương, dân tộc. Việc giữ nghề và phát triển nghề chính là nhiệm vụ gìn giữ hồn quê hương và bản sắc văn hóa địa phương.

Theo dulichdalat

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

34
Đang xem:
76.972.136
Tổng truy cập: